SỰ KẾT HỢP GIỮA CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG

Bản tin tài chính VTC1 ngày 03/07/2014 cho biết, trong khi ngân hàng bị áp trần lãi xuất cho vay thì tại các công ty tài chính với các thế mạnh như cho vay với lãi suất cao mà không bị quản lý bởi trần lãi suất, thủ tục cho vay đơn giản, cho vay với khoản vay nhỏ, giải ngân nhanh… là các điểm hấp dẫn mà ngân hàng không thể bỏ qua nhằm thúc đẩy thị trường bán lẻ, đặc biệt là sau khi Nghị định 39/2014/ND-CP ra đời.

Thời gian gần đây sự kết hợp giữa ngân hàng và công ty Tài chính mà được cho rằng có lợi cho đôi bên có thể kể tới như: VP Bank và Công ty Tài chính Vinacomin; Ngân hàng HDBank cũng đã mua gọn 100% vốn của Công ty Tài chính Việt Société Générale (SGVF), một trong các công ty tài chính nước ngoài lớn nhất Việt Nam thuộc tập đoàn tài chính Société Générale của Pháp. Cụ thể, ngân hàng với mục tiêu thúc đẩy bán lẻ với có thể tận dụng các lợi thế từ công ty tài chính như: không bị quản lý lãi suất trần, thủ tục vay đơn giản, đặc biệt nghị định 39/2014/ND-CP được ban hành mới đây còn cho phép các công ty tài chính huy động vốn từ tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, bảo lãnh và phát hành thẻ tín dụng. Về phía các công ty tài chính, với tình trạng làm ăn thua lỗ như công ty tài chính bưu điện, công ty tài chính cao su…và áp lực thoái vốn, tái cơ cấu từ các công ty nhà nước thì việc được các ngân hàng mua lại là một lối thoát mới cho các công ty này.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có 5 công ty tài chính nước ngoài, có thể kể tới như: Prudential của Anh, PPF (Hà Lan), Toyota Vietnam (Nhật), Tài chính Quốc tế Việt Nam JACCS (Nhật), Tài chính Miare Asset và 12 công ty tài chính thuộc tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Trong khi 5 công ty nước ngoài không có ý định bán mình thì ngân hàng chỉ còn lựa chọn nhắm tới các công ty tài chính trong nước để phát triển mảng bán lẻ này.

Nguồn: Bản tin tài chính (VTV1)

Hotline: 0966.981.027 - 0988 316 291 - 0868 159 027