PHẦN HÀNH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

PHẦN HÀNH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC

1.1. Một số khái niệm:

1.1.1. Tài sản cố định và một số khái niệm liên quan:  

  1. Tài sản cố định hữu hình – TSCĐ (TSCĐ) hữu hình:
    • Là các tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.(Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam- VAS số 03).
    • TSCĐ hữu hình bao gồm:
      • Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc:
      • Loại 2: Máy móc, thiết bị.
      • Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
      • Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý.
      • Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.
      • Loại 6: Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật.
  2. Tài sản cố định vô hình
    • TSCĐ vô hình: Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
    • TSCĐ vô hình bao gồm: quyền sử dụng đất; quyền phát hành; bản quyền, bằng sáng chế; nhãn hiệu hàng hóa; phần mềm máy tính; giấy phép và giấy phép chuyển nhượng; tài sản cố định vô hình khác.
  3. Tài sản cố định thuê tài chính
  • Tài sản cố định thuê tài chính (TK 212) :
  •  Là tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê.
  • Một TSCĐ thuê được xem là thuê tài chính khi hợp đồng thuê thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
    • (1) Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê.
    • (2) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý của tài sản vào cuối thời hạn thuê.
    • (3) Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinhtế của tài sản cho dù không có sự chuyên giao quyền sở hữu.
    • (4) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản giá trị hiện tại của khoản thanh toántiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê.
    • (5) Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sửdụng không cần có sự thay đổi hay sửa chữa lớn nào.
    • (6) Ngoài ra còn một số điều kiện khác như: bên thuê phải chịu tổn thất do sựthay đổi giá trị hợp lý của tài sản thuê và bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sảnkhi hết hạn hợp đồng với tiền thuê thấp hơn giá thuê trên thị trường.
  1. Một số khái niệm liên quan Nguyên giá:
    • Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐtính dến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
    •  Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích củatài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính.
    • Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểubiết trong sự trao đổi ngang giá.
    • Giá trị còn lại: Là nguyên giá của TSCĐ sau khi trừ (-) số khấu hao luỹ kế của tàisản đó. Giá trị có thể thu hồi: Là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sử dụng tài sản, bao gồm cả giá trị thanh lý của chúng.

1.1.2. Khấu hao tài sản cố định và một số khái niệm liên quan.

  1. Khấu hao tài sản cố định:  
    • Khấu hao tài sản cố định là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.(Theo chuẩn mực kế toánViệt Nam- VAS số 03). Như vậy khấu hao TSCĐ (KHTSCĐ) là việc tính toán và phân bổ một cách có hệthống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụngcủa TSCĐ.
  2. Một số khái niệm liên quan Giá trị phải khấu hao:
    • Là nguyên giá của TSCĐ ghi trên BCTC, trừ (-) giá trịthanh lý ước tính của tài sản đó.
    • Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ phát huy được tác dụng chosản xuất, kinh doanh, được tính bằng: a.
    • Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ, hoặc: b. Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thuđược từ việc sử dụng tài sản.

1.2. Đặc điểm, điều kiện ghi nhận TSCĐ và phương pháp khấu hao.

1.2.1. Đặc điểm khoản mục TSCĐ

  1. TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị, nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào hoạt động của đơn vị. TSCĐ là một trong các yếu tố quan trọng tạo nên khả năng tăng trưởng bền vững, tăng năngsuất lao động, từ đó giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ. Trong thời gian sửdụng, TSCĐ bị hao mòn dần. Giá trị của chúng được chuyển dịch dần vào vào chi phíhoạt động. Với hoạt động kinh doanh, giá trị này sẽ được thu hồi sau khi bán hàng hoá,dịch vụ.
  2. Một đặc điểm riêng có của TSCĐ là trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐvẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng giá trị của nó giảm dần sau mỗi chu kỳsản xuất kinh doanh. Vì vậy, trong công tác quản lý TSCĐ các doanh nghiệp cần theodõi cả về mặt hiện vật và mặt giá trị của TSCĐ. Quản lý về mặt hiện vật: bao gồm cả quản lý về số lượng và chất lượng của TSCĐ
    1. Về mặt số lượng: bộ phận quản lý TSCĐ phải bảo đảm cung cấp đầy đủ về côngsuất, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    2. Về mặt chất lượng: công tác bảo quản phải đảm bảo tránh hỏng hóc, mất mátcác bộ phận chi tiết làm giảm giá trị TSCĐ. Quản lý về mặt giá trị: là xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐđầu tư, mua sắm, điều chuyển và giá trị hao mòn. Đơn vị phải tính toán chính xác vàđầy đủ chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm.Bên cạnh đó, đơn vị phải theo dõi chặt chẽ tình hình tăng giảm TSCĐ khi tiến hành sửachữa, tháo dỡ, nâng cấp, cải tiến TSCĐ và đánh giá lại TSCĐ. Kiểm toán TSCĐ thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các vấn đề liên quan đếnthực trạng tài sản cũng như tình hình tăng giảm TSCĐ trong kỳ của đơn vị. Với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, TSCĐ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động củađơn vị. Vì vậy, kiểm toán TSCĐ không chỉ phát hiện các sai sót trong các nghiệp vụliên quan đến TSCĐ mà còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý TSCĐ.

1.2.2. Điều kiện ghi nhận TSCĐ Theo Chuẩn mực kế toán.

  1. Việt Nam, các tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải đồngthời thỏa mãn 4 tiêu chuẩn sau:
    • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó: đâylà một tiêu chuẩn để ghi nhận các tài sản của doanh nghiệp nói chung. Lợi ích kinh tế từviệc sử dụng tài sản mang lại ở đây có thể được biểu hiện ở việc tăng doanh thu, tiếtkiệm chi phí hoặc để cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp thựchiện.
    • Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy: Nguyên giácủa một TSCĐ cụ thể phải được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế mà doanhnghiệp đã đầu tư để có được TSCĐ đó.
    • Thời gian sử dụng ước tính trên một năm: đây là tiêu chuẩn chủ yếu nhất để phânloại tài sản của doanh nghiệp thành tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn.
    • Đạt tiêu chuẩn giá trị theo quy định: để bảo đảm cho nguyên tắc trọng yếu TSCĐchỉ bao gồm những tài sản có giá trị lớn. Tiêu chuẩn giá trị quy định đối với TSCĐ cóthể thay đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhấtđịnh. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam tiêu chuẩn về giá trị TSCĐ là từ 10tr đồngtrở lên. Những tài sản không thỏa mãn điều kiện về thời gian và giá trị được gọi là côngcụ, dụng cụ. Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả bốnđiều kiện trên mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình.Các khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả bốn tiêu chuẩn nêu trên thì đượchạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.3. Phương pháp trích khấu hao.

  1. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác động củanhiều nguyên nhân nên TSCĐ bị hao mòn dần. Sự hao mòn này có thể chia thành haomòn hữu hình và hao mòn vô hình.
  2.  Hao mòn hữu hình: là sự giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó giá trị của TSCĐ giảm dần.
  3. Hao mòn vô hình: là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Do vậy, để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn trên, cần phải tiến hànhkhấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống giátrị TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong từng kỳ kế toán. Có ba phương phápkhấu hao TSCĐ: ² Theo phương pháp khấu hao đường thẳng: số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. ² Theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: số khấu hao giảm dần hàng năm trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. ² Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra. Phương pháp khấu hao do doanh nghiệp xác định để áp dụng cho từng TSCĐ hữuhình phải được thực hiện nhất quán, trừ khi có sử thay đổi trong cách thức sử dụng tàisản đó. Thông tư số 203/2009/TT-BTC quy định doanh nghiệp được lựa chọn cácphương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại TSCĐ của doanh nghiệp. Doanhnghiệp không được tiếp tục tính khấu hao đối với các TSCĐ đã khấu hao hết giá trịnhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phương pháp khấu hao đường thẳng (Tuyến tính cố định): Là phương phápmà theo đó số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu íchcủa tài sản. Theo phương pháp này, mức khấu hao cơ bản hàng năm của TSCĐ là đều nhautrong suốt thời gian sử dụng TSCĐ và được xác định như sau: NG MK = —— T Trong đó:

MK : Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ NG: Nguyên giá TSCĐ T: Thời gian sử dụng TSCĐ Tỷ lệ khấu hao hàng năm (Tk) được xác đinh như sau: MK 1 Tk = —- Hoặc Tk = — NG T Nguyên giá TSCĐ bao gồm: giá mua thực tế phải trả (giá ghi trên hóa đơn trừ đicác khoản giảm giá, chiết khấu mua hàng nếu có), các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắpđặt, chạy thử, các khoản lãi vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa bàn giao và đưa vào sửdụng. các khoản thuế và lệ phí trước bạ (nếu có). Thời gian sử dụng TSCĐ là thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng TSCĐ. Nóđược xác định căn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật và tuổi thọ kinh tế của TSCĐ có tính đến sựlạc hậu, lỗi thời của TSCĐ do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, mục đích sử dụngvà hiệu quả sử dụng. Ưu điểm của phương pháp: Phương pháp khấu hao này có ưu điểm là việc tínhtoán đơn giản, tổng mức khấu hao của TSCĐ được phân bổ đều đặn trong các năm sửdụng TSCĐ và không gây ra sự đột biến trong giá thành sản phẩm hàng năm. Nhược điểm của phương pháp: Phương pháp này có nhược điểm là trong nhiềutrường hợp không thu hồi vốn kịp thời do không tính hết được sự hao mòn vô hình củaTSCĐ. Về phương pháp khấu hao đường thẳng, VAS 03 quy định: TSCĐHH tham giavào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đườngthẳng. Các DN hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đakhông quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanhchóng đổi mới công nghệ. TSCĐHH tham gia vào hoạt động kinh doanh được tríchkhấu hao nhanh là: máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bịvà phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện tríchkhấu hao nhanh, Doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:

Phương pháp khấu hao nhanh còn gọi là khấu hao gia tốc hay khấu hao theo số dưgiảm dần. Đây là phương pháp tính khấu hao với số khấu hao lớn nhất ở năm đầu tiênsử dụng nhằm thu hồi vốn nhanh. Theo phương pháp này số tiền khấu hao hàng năm được xác định như sau: Mki = Gdi x Tkh Trong đó: Mki: Mức khấu hao TSCĐ năm thứ i Gdi: Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i Tkh: Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ. i: Thứ tự của các năm sử dụng TSCĐ ( i = 1,n ) Tkh = Tk x Hs Trong đó: Tk: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính Hs: Hệ số điều chỉnhHệ số điều chỉnh được quy định theo TT 203/2009/TT-BTC như sau: Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh Đến 4 năm (t ≤ 4 năm) 1,5 Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t ≤ 6 năm) 2 Trên 6 năm (t ≥ 6 năm) 2,5 Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm: Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sản phẩmước tính tài sản có thể tạo ra. TSCĐ trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theosố lượng sản phẩm như sau: – Căn cứ vào hồ sơ kinh tế – kĩ thuật của TSCĐ, DN xác định tổng số lượng sảnphẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi tắt là công suất thiết kế. – Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, DN xác định số lượng sản phẩm thực tế sảnxuất hằng tháng, hằng năm của TSCĐ. – Xác định mức khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây: Mức khấu hao Số lượng sản Mức khấu hao trong tháng của = phẩm sản xuất x tính theo 1 đơn vị TSCĐ trong tháng sản lượng Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao Tổng số lượng sản phẩm theo thiết kế của TSCĐ

tính theo 1 đơn vị = sản lượng Mức khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao 12 tháng trong năm,hoặc tính theo công thức sau: Mức khấu hao năm = Số lượng SPSX x Mức khấu hao tính theo của TSCĐ trong năm một đơn vị sản lượng Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, DN phải xácđịnh lại mức trích khấu hao của TSCĐ. Tóm lại, theo Thông tư số 203/2009/QĐ – BTC thì doanh nghiệp có thể tiến hànhtrích khấu hao TSCĐ theo 3 phương pháp khấu hao chủ yếu: phương pháp khấu haotheo đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần hay phương pháp khấuhao theo số lượng sản phẩm. Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng từng loại TSCĐ dùngvào hoạt động SXKD mà doanh nghiệp thực hiện trích khấu hao theo phương phápthích hợp. Mọi TSCĐ của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động SXKD của từng doanhnghiệp đều phải trích khấu hao được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Nếudoanh nghiệp trích khấu hao cho từng tháng thì lấy số khấu hao phải trích cả năm chiacho 12 tháng. Việc trích hoặc thôi khấu hao TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc tròntháng. Khi có sự thay đổi nguyên giá hoặc về thời gian sử dụng của TSCĐ thì doanhnghiệp sẽ xác định lại mức khấu hao trung bình cho hàng năm. Doanh nghiệp cũngkhông được tính và trích khấu hao cho các TSCĐ đã khấu hao hết và đang chờ quyếtđịnh nhượng bán, thanh lý, các TSCĐ dùng vào hoạt động phúc lợi, hoạt động sựnghiệp…

1.3. Kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định.

1.3.1. Các sai sót gian lận thường xảy ra,

1.3.1.1. Sai sót:

  1. Sai sót là các lỗi không cố ý, thường được hiểu là sự nhầm lẫn, bỏ sót hoặc doyếu kém về năng lực gây nên các sai phạm. Các sai sót có thể xảy ra đối với cácnghiệp vụ liên quan đến TSCĐ là:
  2. Sai sót do kế toán định khoản sai nghiệp vụ đưa vào tài khoản không phù hợp với nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đặc biệt kiểm toán viên phải chú ý các trường hợp sửa chữa TSCĐ. Khi doanh nghiệp tiến hành sửa chữa thường xuyên TSCĐ thì chi phí sửa chữa phải hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ bằng cách ghi Nợ tài khoản chi phí sản xuất chung (Tài khoản 627), Chi phí bán hàng (Tài khoản 641), Chi phí quản lý doanh nghiệp(Tài khoản 642) … trong khi kế toán lại ghi vào bên Nợ tài khoản TSCĐ (Tài khoản 211) làm tăng giá trị khoản mục TSCĐ trên Bảng cân đối kế toán.
  3. Sai sót do quên không ghi một nghiệp vụ kế toán. Chẳng hạn doanh nghiệp mua một TSCĐ bằng quỹ đầu tư phát triển hay nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kế toán chỉ ghi tăng TSCĐ như trường hợp mua bằng nguồn vốn kinh doanh mà không ghi nghiệp vụ kết chuyển nguồn vốn.
  4. Sai sót trong quá trình ghi sổ và chuyển sổ. Đây là dạng sai sót khá phổ biến của kế toán mà kiểm toán TSCĐ phải chú ý. Trong việc ghi sổ, kế toán có thể sơ ý ghi số tiền sai lệch, nhầm số so với số tiền ghi trong chứng từ. Kế toán cũng có thể nhầm lẫn trong khi chuyển số liệu từ Nhật ký sang Sổ cái.
  5. Sai sót do trùng lặp. Sai sót này xảy ra do ghi nhiều lần một nghiệp vụ phát sinh do tổ chức sổ chưa tốt nên đã ghi một nghiệp vụ phát sinh vào các sổ khác nhau. Ví dụ: doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung để hạch toán các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ. Khi có nghiệp vụ thanh lý TSCĐ phát sinh, kế toán vừa ghi sổ Nhật ký thu tiền, vừa ghi sổ Nhật ký chung số tiền thu được trong quá trình thanh lý.
  6. Sai sót do trình độ yếu kém của nhân viên kế toán dẫn tới ghi sai các nghiệp vụ phát sinh vào sổ hoặc khi có chế độ mới ban hành kế toán chưa nắm hết được nội dung hoặc áp dụng chưa đúng chế độ ban hành.

1.3.1.2 Gian lận:

  1. Gian lận là hành vi có chủ ý lừa dối, có liên quan đến việc tham ô tài sản hoặcxuyên tạc các thông tin và che dấu nghiệp vụ với mục đích tư lợi. Các gian lận có thểxảy ra là:
    • Làm giả tài liệu, sửa chứng từ nhằm tham ô, biển thủ công quỹ. Gian lận này thường là lập hoá đơn giả, ghi tăng giá mua của TSCĐ so với thực tế, hoặc ghi tăng chi phí mua làm tăng nguyên giá TSCĐ, cố tình ghi tăng chi phí sửa chữa TSCĐ so với chi phí thực tế phát sinh để biển thủ số tiền chênh lệch.
    • Cố tình che dấu hồ sơ tài liệu, không ghi kết quả các nghiệp vụ nhằm đạt lợi ích riêng. Chẳng hạn, kế toán TSCĐ cố tình không ghi số tiền thu được do thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết để chiếm đoạt phần thu này.
  2. Ghi chép các nghiệp vụ không có thật. Đây là trường hợp rất hay xảy ra. Ví dụ: cố tình ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến chi phí mua sắm, lắp đặt, chạy thử để biển thủ công quỹ. Đặc biệt doanh nghiệp có thể dễ dàng ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến TSCĐ vô hình.
  3. một đối tượng rất khó kiểm tra và đánh giá.
  4. Cố tình áp dụng sai chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước. Ví dụ: một công ty nhận một TSCĐ của một đơn vị phụ thuộc khác trong tổng công ty. Chi phí liên quan đến việc điều chuyển TSCĐ theo chế độ phải hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ nhưng doanh nghiệp lại cố tình hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ. TSCĐ mua về đợi lắp đặt đưa vào sử dụng nhưng doanh nghiệp đã ghi tăng nguyên giá TSCĐ và tính khấu hao trước.
  5. Ngoài ra, một số đơn vị cũng cố tình trích khấu hao đối với các TSCĐ đã khấu hao hết giá trị.

1.3.2. Kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ.

1.3.2.1. Lập kế hoạch và dự toán về TSCĐ Kế hoạch và dự toán là một công cụ quan trọng để kiểm soát việc mua sắm, thanhlý hay nhượng bán tài sản và nguồn vốn để tài trợ cho kế hoạch đó. Chính nhờ lập kế hoạch và dự toán, doanh nghiệp sẽ phải rà soát lại toàn bộ tìnhtrạng TSCĐ hiện có và mức độ sử dụng chúng, đối chiếu với kế hoạch sản xuất củanăm kế hoạch.

1.3.2.2. Các công cụ kiểm soát khác

  1. Nguyên tắc phân chia trách nhiệm giữa các chức năng Theo nguyên tắc này thì cần phải có sự phân chia trách nhiệm giữa các ngườibảo quản TSCĐ, người chịu trách nhiệm ghi sổ, người phê chuẩn việc mua thanh lý,nhượng bán TSCĐ. Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm sẽ tránh được hiện tượng thông đồng giữacác bộ phận, gian lận trong việc quản lý TSCĐ.
  2.  Hệ thống sổ chi tiết TSCĐ Các đơn vị cần mở sổ chi tiết cho từng loại TSCĐ, bao gổm sổ chi tiết, thẻ chi tiết,hồ sơ chi tiết. Hồ sơ chi tiết bao gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơnmua TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan. Một hệ thống sổ chi tiết đầy đủ sẽ giúp cho việc phân tích và quản lý dễ dàng cáctài sản tăng hay giảm trong năm. Từ đó có thể giúp bảo vệ hữu hiệu tài sản, phát hiệnkịp thời sự mất mát hay hao hụt tài sản.
  3. Thủ tục mua sắm TSCĐ và đầu tư xây dựng cơ bản Các doanh nghiệp thường xây dựng chính sách chung về vấn đề này, trong đó cóquy trình về các thủ tục cần thiết. Khi mua sắm t ài sản cố định hay đầu tư xây dựng cơbản nhằm đảm bảo việc đầu tư TSCĐ đạt hiệu quả cao.
  4. Thủ tục thanh lý TSCĐ Các doanh nghiệp thường xây dựng các quy định liên quan đến việc thanh lý tàisản. Chẳng hạn mọi trường hợp thanh lý, nhượng bán tài sản đều phải đuợc sự đồng ýcủa các bộ phận, ban ngành gồm các thành viên theo quy định.
  5. Chế độ kiểm kê tài sản Là thủ tục nhằm kiểm tra sự hiện hữu, địa điểm đặt tài sản, điều kiện sử dụng cũngnhư phát hiện các tài sản để ngoài sổ sách hoặc bị thiếu hụt, mất mát. Hàng năm, ít nhất công ty nên tiến hành kiểm kê tất cả TSCĐ, và đối chiếu sốlượng kiểm kê thực tế với bản đăng ký TSCĐ. Việc kiểm kê và đối chiếu cũng phải tìmra bất kỳ tài sản nào không sử dụng, hư hỏng hay đã khấu hao đủ mà vẫn còn tiếp tụctính khấu hao. Các bản sao của bản đăng ký TSCĐ nên được gửi cho phòng hànhchính và bộ phận mà TSCĐ đặt ở đó vì điều này giúp các bộ phận trong việc bảo vệ cáctài sản này hàng ngày. Ngoài ra, nên có một hệ thống để cập nhật bản đăng ký TSCĐđược kịp thời thông qua sự phối hợp giữa các bộ phận này với phòng kế toán.
  6. Về khấu hao Thời gian tính khấu hao đối với từng loại tài sản phải được ban giám đốc phêchuẩn trong khuôn khổ quy định của Nhà nước trước khi đăng ký để áp dụng. 1.4. Kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao.

1.4.1. Mục tiêu kiểm toán TSCĐ.

1.4.1.1. Đối với TSCĐ – TSCĐ đã được ghi chép là có thật. Doanh nghiệp có quyền sở hữu đối với tài sảnnày (Mục tiêu hiện hữu, quyền sở hữu).

– Mọi TSCĐ phát sinh được ghi nhận đúng giá trị và đầy đủ (Mục tiêu đầy đủ). – Các TSCĐ phản ánh trên Sổ chi tiết đã được ghi chép đúng, tổng cộng đúng vàphù hợp với tài khoản tổng hợp trên Sổ cái (Mục tiêu ghi chép chính xác).

– Các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ được ghi sổ kịp thời đúng lúc.(Tính kịpthời).

– Các TSCĐ được đánh giá phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiệnhành (Mục tiêu đánh giá).

– Sự trình bày và khai báo TSCĐ là đầy đủ và phù hợp với quy định hiện hành(Mục tiêu trình bày và công bố). Trong các mục tiêu trên, đối với TSCĐ, mục tiêu hiện hữu và quyền sở hữu làquan trọng nhất.

1.4.1.2. Đối với chi phí khấu hao Chi phí khấu hao được kiểm toán nhằm thoả mãn các mục tiêu sau đây :

– Chi phí khấu hao TSCĐ được tính toán đúng theo quy định hiện hành và nhấtquán với kỳ trước (Mục tiêu đánh giá).

– Các khoản chi phí và mức khấu hao được ghi nhận đầy đủ và hợp lý (Mục tiêuđầy đủ). Trong các mục tiêu trên, đối với chi phí khấu hao TSCĐ mục tiêu đánh giá là quantrọng nhất.

1.4.2. Quy trình kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao.

1.4.2.1. Chuẩn bị kiểm toán.

  1. Tiền kế hoạch Để xây dựng được kế hoạch kiểm toán, trước tiên chúng ta phải có các hiểubiết đầy đủ về khách hàng gồm các nội dung như: tình hình kinh tế, lĩnh vực hoạt động,đối thủ cạnh tranh của khách hàng, chế độ chính sách của đơn vị,… Muốn đạt được các hiểu biết đó, chúng ta có thể quan sát trực tiếp tại đơn vị,tiến hành phỏng vấn hoặc đề nghị phía khách hàng cung cấp các thông tin cần thiết.Dựa trên các thông tin có được, kiểm toán viên sẽ phân tích sơ bộ để từ đó xây dựngkế hoạch kiểm toán.
  2. Lập kế hoạch Trong giai đoạn lập kế hoạch, việc xác định mức trọng yếu đóng vai trò rất quantrọng. Các thông tin được xem là trọng yếu khi sự trình bày sai hoặc thiếu sót về nó sẽgây ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Vì vậy xác định mức trọng yếu là xác định mức độ sai phạm có thể bỏ qua củatoàn bộ báo cáo tài chính để không gây ảnh hưởng đến đối tượng sử dụng báo cáo tàichính. Việc xác định này là việc xét đoán mang tính nghề nghiệp của kiểm toán viên. Lập kế hoạch là hoạt động đầu tiên và nó có thể được coi là quá trình lập raphương hướng Kiểm toán và gắn liền với sự hiểu biết về tình hình kinh doanh củakhách hàng với trọng tâm của công việc Kiểm toán. Kế hoạch tổng quát bao gồm các vấn đề sau: *Thu thập thông tin về khách hàng Kiểm toán viên thực hiện thu thập thông tin về khách hàng nhằm có được cáchiểu biết đầy đủ về hoạt động của đơn vị, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nộibộ cũng như các vấn đề tiềm ẩn, từ đó xác định được trọng tâm của cuộc Kiểm toán vàtừng phần hành Kiểm toán. Các thông tin cần thu thập cụ thể như sau: Thứ nhất thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Đối với quá trìnhKiểm toán TSCĐ thì cần phải thu thập được chứng từ pháp lý và sổ sách như: Biên bảngóp vốn, bàn giao vốn, các chứng từ liên quan đến việc góp vốn bằng TSCĐ… Thứ hai tìm hiểu về tình hình kinh doanh của khách hàng. Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 310 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh”,đoạn hai đã dẫn: “Để thực hiện Kiểm toán Báo cáo tài chính, Kiểm toán viên phải cóhiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được cácsự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của các đơn vị được Kiểm toán mà theo Kiểmtoán viên thì có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của Kiểmtoán viên hoặc đến Báo cáo Kiểm toán” Các hiểu biết về ngành nghề kinh doanh bao gồm các hiểu biết chung về nềnkinh tế, lĩnh vực hoạt động của đơn vị và các hiểu biết về khía cạnh đặc thù của mộttổ chức cơ cấu như cơ cấu tổ chức, dây chuyền sản xuất, cơ cấu vốn… *Thiết kế chương trình Kiểm toán Sau khi thực hiện các công việc trên Kiểm toán viên phải xây dựng một chươngtrình Kiểm toán cụ thể cho cuộc Kiểm toán. Chương trình Kiểm toán là các dự kiếnchi tiết về các công việc Kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân cônglao động giữa các Kiểm toán viên cũng như dự kiến về các tư liệu, thông tin liên quancần sử dụng và thu thập. Trọng tâm của chương trình Kiểm toán là các thủ tục Kiểmtoán cần thiết thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được Kiểm toán.

1.4.2.2. Thực hiện kiểm toán.

  1. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ Việc nghiên cứu HTKSNB của khách hàng và đánh giá được rủi ro kiểm soát giúpcho Kiểm toán viên thiết kế được các thủ tục Kiểm toán thích hợp cho khoản mụcTSCĐ, đánh giá được khối lượng và độ phức tạp của cuộc Kiểm toán, từ đó ước tính được khối lượng và độ phức tạp của cuộc Kiểm toán, ước tính được thời gian và xácđịnh được trọng tâm cuộc Kiểm toán. Chuẩn mực thực hành Kiểm toán số 2 có nêu: “Kiểm toán viên phải có đủ hiểubiết về hệ thống kế toán và HTKSNB của khách hàng để lập kế hoạch và xây dựng cáchtiếp cận có hiệu quả. Kiểm toán viên phải sử dụng đến xét đoán chuyên môn để đánhgiá về rủi ro Kiểm toán và xác định các thủ tục Kiểm toán nhằm giảm các rủi ro nàyxuống một mức chấp nhận được”. Kiểm toán viên khảo sát HTKSNB trên 2 phương diện chủ yếu sau:
    • KSNB đối với khoản mục TSCĐ được thiết kế như thế nào?
    • KSNB đối với khoản mục TSCĐ được đơn vị thực hiện như thế nào? Trình tự nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm bốn bước: Bước 1: Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ Khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán, các kiểmtoán viên phải tìm hiểu kỹ các quy chế, quy định về kiểm soát nội bộ của đơn vị, cơ cấutổ chức của doanh nghiệp, các quy định về kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp, các quyđịnh về trình tự và sơ đồ hạch toán, hệ thống kế toán. Để đạt được các hiểu biết trênthì kiểm toán viên cần phải sử dụng các công cụ như: Bảng câu hỏi, Bảng tường thuật,Lưu đồ… Thu thập bằng chứng kiểm toán góp phần vào đánh giá rủi ro kiểm soát. Kiểmtoán viên thực hiện khảo sát kiểm soát thông qua các phương thức kiểm soát chủ yếu là:
      1. Quan sát việc quản lý và sử dụng TSCĐ ở đơn vị, phỏng vấn các người cóliên quan về các thủ tục và quy định của đơn vị đối với TSCĐ, kiểm tra các chứng từ sổsách, làm lại thủ tục kiểm soát TSCĐ ở đơn vị.
      2. Đối với TSCĐ mua trong kỳ, cần xem xét việc thực hiện đầy đủ các thủ tục xinduyệt mua, xem xét các hồ sơ chứng từ liên quan tới TSCĐ ở phòng kế toán và phòng quản lý cơ giới của công ty, xem xét sự tách biệt giữa bộ phận quản lý và bộ phận ghisổ TSCĐ.
      3. Đối với TSCĐ tăng qua xây dựng cơ bản, cần xem lại quá trình KSNB của đơnvị đã thực hiện đối với quá trình tập hợp chứng từ, tính giá thành công trình.
      4. Đối với các nghiệp vụ giảm TSCĐ, quá trình KSNB diễn ra thông qua báo cáovới người lãnh đạo cao nhất về việc nhượng bán, thanh lý, góp vốn liên doanh phảiđược phê chuẩn và phải phù hợp với chế độ tài chính hiện hành. Các nghiệp vụ TSCĐphải được ghi sổ một cách đúng đắn. Kiểm toán viên phải kiểm tra toàn bộ quá trìnhnêu trên để xem xét hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán. Sau khi đã tìm hiểu về Hệ thống KSNB của khách hàng, kiểm toán viên tài liệuhoá các thông tin đã thu thập để chứng minh đã tìm hiểu về KSNB trong hồ sơ kiểmtoán.

Bước 2: Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát Là đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong việc ngăn chặn và phát hiệncác sai sót trọng yếu. Sau khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán, kiểmtoán viên sẽ có các đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát của đơn vị. Đây là cơ sở giúpkiểm toán viên giới hạn phạm vi của các thử nghiệm cơ bản phải tiến hành đối với cáckhoản mục có liên quan. Kiểm toán viên phải thực hiện đánh giá rủi ro kiểm soát ở mứcđộ cơ sở dẫn liệu đối với mỗi số dư tài khoản hoặc loại nghiệp vụ trọng yếu. Cơ sở dẫnliệu là các giải trình (hoặc khẳng định) của các nhà quản lý để chứng minh về các dữ liệu được trình bày trên BCTC. Các cơ sở dẫn liệu của BCTC :

  1. Hiện hữu: Tài sản hay nợ phải trả có thực vào thời điểm báo cáo – Quyền và nghĩa vụ: Tài sản hoặc nợ phải trả thuộc về đơn vị tại thời điểm báocáo.
  2. Phát sinh: Nghiệp vụ phải có thực và đã xảy ra trong kỳ báo cáo. – Đầy đủ: Mọi tài sản, công nợ, nghiệp vụ đều phải được ghi chép và trình bàytrên BCTC.
  3. Chính xác: Nghiệp vụ phải được ghi chép đúng số tiền; mọi thu nhập và chi phíphải được phân bổ đúng kỳ.
  4. Trình bày và công bố: Các chỉ tiêu được trình bày, phân loại và công bố trên cácBCTC phải đúng theo chuẩn mực kế toán hiện hành. Các bước tiến hành: 1/ Xác định loại sai sót, gian lận có thể xảy ra trong BCTC.
  1. Đánh giá tính hiện hữu của hệ thống KSNB trong việc ngăn chặn và phát hiệncác gian lận, sai sót đó.
  2. Đánh giá mức rủi ro kiểm soát của các gian lận và sai sót dựa trên thiết kế củahệ thống KSNB và kết quả một số phép thử tiến hành trong giai đoạn tìm hiểu đơn vị. Nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là không cao ở mức tối đa hoặc kiểmtoán viên xét thấy có khả năng giảm được trong thực tế thì kiểm toán viên sẽ xác địnhcác thử nghiệm kiểm soát cần thiết để có được bằng chứng về sự hữu hiệu tương ứngcủa KSNB. Đây là cơ sở để kiểm toán viên giới hạn phạm vi của các thử nghiệm cơ bảnphải tiến hành đối với các khoản mục liên quan. Ngược lại, nếu rủi ro kiểm soát đượcđánh giá ở mức cao và xét thấy không có khả năng giảm được trong thực tế, kiểm toánviên không cần thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà phải tiến hành ngay các thửnghiệm cơ bản ở mức độ phù hợp. Đây là giai đoạn mang tính chủ quan và đòi hỏi sựxét đoán cùng kinh nghiệm của kiểm toán viên.

Bước 3: Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và được đánh giá là có hiệu lực. Khi đó, các thử nghiệm kiểm soát được triển khainhằm thu thập các bằng chứng Kiểm toán về thiết kế và về hoạt động của HTKSNB. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500 quy định: “Thử nghiệm kiểm soát (kiểmtra hệ thống kiểm soát) là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng Kiểm toán về sự thiết kếphù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ”. Trong giai đoạn này, thử nghiệm kiểm soát thường được Kiểm toán viên tiến hànhtheo các mục tiêu Kiểm toán. Đối với Kiểm toán phần hành TSCĐ, thử nghiệm kiểmsoát được thực hiện như sau:MỤC TIÊU KIỂM SOÁT THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT Quan sát TSCĐ ở đơn vị và xem xét sự tách biệt giữa các chức năng quản lý và ghi sổ với bộ phận bảo quản TSCĐTính hiệu lực của KSNB Kiểm tra chứng từ, sự luân chuyển chứng từ và dấu hiệu của KSNB. Kiểm tra dấu hiệu của sự huỷ bỏ.Tính đầy đủ Kiểm tra tính đầy đủ của chứng từ có liên quan đến TSCĐ. Kết hợp giữa việc kiểm tra vật chất (kiểm kê TSCĐ) với việcQuyền và nghĩa vụ kiểm tra chứng từ, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu của tài sản.Sự phê chuẩn Phỏng vấn các người có liên quan.

Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn. Xem xét dấu hiệu kiểm tra của hệ thống KSNB.Tính chính xác, kịp thời Kiểm tra tính đầy đủ và kịp thời của việc ghi chép Phỏng vấn các người có trách nhiệm để tìm hiểu quy định phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp.Phân loại và trình bày Kiểm tra hệ thống tài khoản và sự phân loại sổ sách kế toán. Xem xét trình tự ghi sổ và dấu hiệu của KSNB. Các thử nghiệm kiểm soát bao gồm: phỏng vấn; kiểm tra; quan sát; và thựchiện lại các thủ tục kiểm soát. Để đưa ra kết luận về sự hữu hiệu của hoạt động kiểm soát, kiểm toán viên thườngsử dụng bảng hướng dẫn về tỉ lệ sai phạm có thể bỏ qua (thường dùng tỉ lệ phần trăm)từ việc thực hiện một thủ tục kiểm soát thích hợp. Thông thường tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua được đặt ở mức từ 2% đến 20% nhưsau: Mức độ tin cậy dự kiến vào thủ Mức độ sai phạm tục KSNB có thể bỏ qua Cao 2%- 7% Trung bình 6%-12% Thấp 11%-20% Không dựa vào Không kiểm tra Nếu kết quả của thử nghiệm cho phép kiểm toán viên kết luận tỷ lệ sai phạm thấphơn hoặc bằng với mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát được xem xét là hữu hiệu vàngược lại. Trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, kiểm toán viên cũng cần xem xét nguyênnhân của sai phạm. Kết quả của thử nghiệm kiểm soát giúp kiểm toán viên biết đượcmức rủi ro kiểm soát thực tế có giống như mức đánh giá sơ bộ ban đầu hay không? Qua đó sẽ phải điều chỉnh thời gian và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản đã dự kiến trongchương trình kiểm toán. Bước 4: Đánh giá lại rủi ro kiểm soát Kết quả thực hiện các thử nghiệm trên giúp kiểm toán viên đánh giá lại mức rủi rokiểm soát cho khoản mục TSCĐ và chi phí khấu hao. Khi đánh giá lại, kiểm toán viênsẽ nhận ra các điểm yếu để mở rộng các thử nghệm cở bản và các điểm mạnh chophép giảm phạm vi của các thử nghiệm cơ bản. a..Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán * .Xác lập mức trọng yếu: “Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếuthiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể

BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo tài chính. Tínhtrọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánhgiá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả haiphương diện định lượng và định tính”(theo chuẩn mực kế toán số 01 – Chuẩn mựcchung). Xác định mức trọng yếu ban đầu Kiểm toán viên làm thủ tục ước tính ban đầu vềtính trọng yếu (căn cứ theo tỷ lệ % các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, tổng tài sản…) chotoàn bộ Báo cáo tài chính. Sau đó phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho cáckhoản mục trên Báo cáo tài chính. Thường các Công ty Kiểm toán xây dựng sẵn mứcđộ trọng yếu cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Thông qua các biện phápKiểm toán (cân đối, đối chiếu, quan sát…) Kiểm toán viên đánh giá mức độ sai sót thựctế của TSCĐ và đem so sánh với mức độ sai sót có thể chấp nhận được của TSCĐ đãxác đinh trước đó và đưa ra ý kiến chấp nhận hoàn toàn, loại trừ, bác bỏ, hay từ chốiđưa ra ý kiến. Sơ đồ 1: Đánh giá mức độ trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ Bước 1 Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục TSCĐ Bước 2 Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục TSCĐ Bước 3 Ước tính tổng sai phạm trong khoản mục TSCĐ Bước 4 Ước tính sai số kết hợp Bước 5 So sánh sai số tổng hợp ước tính với ước lượng ban đầu hoặc xem xét lại ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. Quy mô sai phạm là một nhân tố quan trọng để xem xét sai phạm đó có trọng yếuhay không. Trong thực tiễn, các căn cứ để tính toán về mức trọng yếu-hay còn gọi làmức sai sót có thể bỏ qua – thường được các công ty kiểm toán quy định trong chính

sách về mức trong yếu của mình, chẳng hạn: 5-10% lợi nhuận trước thuế (Profit before tax) hay 0,5-3% doanh thu bán hàng (sales)… Vị trí của khoản Không trọng yếu Có thể trọng yếu Chắc chắn trọng mục yếu Báo cáo KQKD Dưới 5% lợi Từ 5-10% lợi Trên 10% lợi nhuận trước thuế nhuận trước thuế nhuận trước thuế Bảng CĐKT Dưới 10% tài sản Từ 10-15% tài Trên 15% tài sản sản Mức trọng yếu tùy thuộc vào qui mô đơn vị, tầm quan trọng và tính chất của thông tin và xét đoán của kiểm toán viên. Mỗi công ty kiểm toán có các phương pháp xác định mức trọng yếu khác nhau, nhưng một trong các mức trọng yếu được nhiều kiểm toán viên chấp nhận là 10% lợi nhuận trước thuế, có nghĩa là sai sót của một khoản mục, hoặc tổng hợp các sai sót của các khoản mục có giá trị trên 10% lợi nhuận trước thuế thì có tính trọng yếu. * Đánh giá rủi ro Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400, đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ: “Rủi ro Kiểm toán (AR) là rủi ro kiểm toán viên và Công ty Kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đa được Kiểm toán còn các sai sót trọng yếu”. Việc đánh giá rủi ro Kiểm toán thông qua việc đánh giá ba bộ phận: Rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR) và rủi ro phát hiện (DR) căn cứ vào mối quan hệ được phản ánh trong mô hình sau: Rủi ro kiểm toán(AR) = Rủi ro phát hiện(DR) X Rủi ro kiểm soát(CR) X Rủi ro tiềm tàng(IR) Khi đánh giá về rủi ro Kiểm toán cần phải hiểu được các sai sót thường xảy ra trong từng phần hành Kiểm toán. Có thể khái quát hai trường hợp xảy ra rủi ro kiểm toán như sau: + Xác nhận BCTC là trung thực hợp lý nhưng thực chất BCTC đó chứa đựng các sai sót trọng yếu. + Xác nhận BCTC là không trung thực, hợp lý nhưng thực tế các báo cáo đó phản ánh trung thực và hợp lý. c, Thực hiện các thử nghiệm cơ bản1. Thủ tục phân tích Thủ tục phân tích, theo định nghĩa của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520, “là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra các xu

hướng biến động và tìm ra các mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quankhác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đa dự kiến”. Như vậy thủ tục phân tích là việc so sánh các thông tin tài chính, các chỉ số, các tỷlệ để phát hiện và nghiên cứu các trường hợp bất thường. Mục đích của thủ tục phântích nhằm giúp kiểm toán viên hiểu rõ về hoạt động kinh doanh của khách hàng, xácđịnh trường hợp bất thường, giới hạn phạm vi kiểm tra chi tiết. Thủ tục phân tích đượcKiểm toán viên áp dụng cho tất cả các cuộc Kiểm toán và nó được thực hiện trong tất cảcác giai đoạn Kiểm toán. Thủ tục phân tích đối với TSCĐ và chi phí khấu hao: – Trước khi kiểm tra chi tiết về số tăng hay giảm trong năm, Kiểm toán viên cầnđảm bảo rằng số liệu trên các sổ chi tiết bằng với số liệu phản ánh trên sổ cái tài khoản.Muốn vậy, cần đối chiếu giữa số tổng cộng trên sổ chi tiết với số liệu trên sổ cái. Kiểmtoán viên cần thu thập hay tự lập ra một bảng phân tích trong đó có liệt kê số dư đầu kỳvà các chi tiết về số phát sinh tăng, giảm trong năm Kiểm toán để từ đó tính ra số dưcuối kỳ. Số dư cuối kỳ sẽ được kiểm tra thông qua sự đối chiếu với các tài liệu Kiểmtoán của năm trước. Còn các tài sản tăng và giảm trong năm thì trong quá trình Kiểmtoán, kiểm toán viên sẽ thu thập thêm bằng chứng chi tiết về các khoản tăng hay giảmnày. – Trong giai doạn này Kiểm toán viên còn có thể xem xét một số tỷ suất tài chínhsau: • So sánh tỷ lệ Tổng chi phí khấu hao TSCĐ so với Tổng nguyên giá TSCĐ của năm nay so với các năm trước nhằm nhận định, tìm hiểu sai sót có thể có khi tiến hành tính số khấu hao tại kỳ Kiểm toán. • So sánh tỷ lệ giữa Tổng khấu hao luỹ kế TSCĐ với Tổng nguyên giá TSCĐ nhằm nhận định, tìm các sai sót có thể xảy ra khi ghi sổ khấu hao luỹ kế. • So sánh tỷ lệ Tổng chi phí sửa chữa lớn so với Tổng nguyên giá TSCĐ hoặc so sánh Tổng chi phí sửa chữa lớn với các năm trước để tìm kiếm các chi phí sản xuất kinh doanh bị vốn hoá hoặc các chi phí đầu tư xây dựng cơ bản bị phản ánh sai lệch vào chi phí sản xuất kinh doanh.

So sánh tỷ lệ Tổng nguyên giá TSCĐ so với Giá trị tổng sản lượng với các năm trước để tìm kiếm các TSCĐ không sử dụng vào sản xuất kinh doanh hoặc đã bị thanh lý, nhượng bán nhưng chưa được ghi sổ.

– Tập trung vào các nghiệp vụ có nhiều nghi vấn như số liệu so sánh không phù hợp với thực tế, thiếu các yếu tố pháp lý cần thiết của chứng từ liên quan đến TSCĐ. Mục đích của việc này là tìm ra các điểm bất hợp lý của nghiệp vụ, sai số trong hạch toán và các sai sót do thực hiện nghiệp vụ vô nguyên tắc.

– Tập trung xem xét một số nghiệp làm tăng, giảm số trích khấu hao TSCĐ nhằm thu thập các bằng chứng chứng minh cho tính chính xác của nghiệp vụ.

– Xem xét mối quan hệ giữa các tài khoản có liên quan đến TSCĐ. Tiến hành đối chiếu số liệu phát sinh của các tài khoản phản ánh TSCĐ với các tài khoản có liên quan. Chẳng hạn, kiểm toán đối chiếu giữa Tài khoản 211, Tài khoản 213 với các tài khoản vốn bằng tiền, Tài khoản 411-Nguồn vốn kinh doanh, Tài khoản 414-Quỹ đầu tư phát triển, Tài khoản 441- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Tài khoản 241-Chi phí xây dựng cơ bản dở dang … để xem xét các nghiệp vụ tăng TSCĐ. Đối chiếu giữa tài khoản 211 với TK 411, TK 821, TK 138 để thấy các biến động của TSCĐ. Đối chiếu giữa TK 214 với TK 627, TK 641, TK642 …để thấy việc hạch toán các nghiệp vụ trích khấu hao TSCĐ.

– Đối chiếu giữa số dư trên các tài khoản TSCĐ với số liệu kiểm kê thực tế. Tổng quát lại sau khi đã thu thập được thông tin cơ sở và các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, Kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích. Việc thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục TSCĐ và chi phí khấu hao có thể được tiến hành theo hai hướng:

– Phân tích ngang: Đối với khoản mục TSCĐ, Kiểm toán viên có thể so sánh số liệu năm trước với năm nay, qua đó thấy được các biến động bất thường và phải xác định nguyên nhân. Đồng thời Kiểm toán viêncó thể so sánh dữ kiện của khách hàng với số liệu của ngành.

– Phân tích dọc: là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC. Đối với TSCĐ, kiểm toán viên có thể tính toán một số tỷ suất như tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tư…2. Thử nghiệm chi tiết Thử nghiệm chi tiết về thực chất là việc kiểm tra trực tiếp các nghiệp vụ hay các số dư. Kiểm tra nghiệp vụ áp dụng cho các tài khoản có số phát sinh ít, tài khoản không có số dư hoặc các trường hợp bất thường. Kiểm tra số dư áp dụng cho các tài khoản có nhiều nghiệp vụ phát sinh.

Trong thực tế, khi tiến hành kiểm tra nghiệp vụ đối với khoản mục TSCĐ, Kiểmtoán viên thường dựa vào mục tiêu kiểm toán, cụ thể: ● Mục tiêu kiểm toán: Sự tồn tại và phát sinh.

– Xem xét các chứng từ gốc, sổ nhật ký và sổ cái các tài khoản 211 đối với cácTSCĐ có giá trị lớn và phát sinh không theo dự toán TSCĐ của đơn vị. – Đối chiếu giữa chứng từ gốc và các sổ nêu trên. – Đối chiếu giữa các sổ TSCĐ với các sổ kế toán có liên quan.

  • Quyền và nghĩa vụ: xem xét các hợp đồng, các biên bản bàn giao TSCĐ.
  • Đầy đủ: kiểm tra xem các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ có được ghi sổđầy đủ không.

– Đối chiếu hợp đồng, biên bản và các chứng từ liên quan khác với sỏ nhật ký – Đối chiếu giữa sổ nhật ký với sổ cái TSCĐ.

  • Sự chính xác, kịp thời: – Xem xét các chứng từ gốc liên quan đến việc mua sắm, nhượng bán… và tríchkhấu hao TSCĐ. – Đối chiếu chứng từ với sổ cái tài khoản có liên quan.

 – So sánh hợp đồng, biên bản và các chứng từ khác với ngày tháng ghi nghiệp vụvào sổ kế toán.

  • Phân loại và trình bày:

– Đối chiếu chứng từ gốc với sổ cái của từng tài khoản TSCĐ.

– Xem xét tính chính xác trong công việc ghi sỏ chi tiết, so sánh với các số tổnghợp TSCĐ. Kiểm tra chi tiết số dư là quá trình quan trọng nhất trong quá trình kiểm toánTSCĐ. Trọng tâm là kiểm tra:

– Các nghiệp vụ tăng TSCĐ. – Các nghiệp vụ giảm TSCĐ.

– Số dư các tài khoản TSCĐ.

– Chi phí khấu hao TSCĐ.

– Tài khoản hao mòn TSCĐ. a.Các nghiệp vụ tăng TSCĐ: Với một doanh nghiệp, số tiền đầu tư, mua sắm, thuê TSCĐ trong một nămthường rất lớn vì thế việc ghi sổ và cộng sổ các nghiệp vụ tăng TSCĐ ảnh hưởng trực

tiếp đến tính chính xác trên BCTC. Cho nên cần thực hiện kiểm tra chi tiết số dư nhằmđáp ứng các mục tiêu kiểm toán:

  • Mục tiêu kiểm toán: Sự tồn tại và phát sinh

– Kiểm tra các hoá đơn của người bán, các biên bản giao nhận TSCĐ, biên bảngiao nhận vốn, bản quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản, biên bản liên doanh,liên kết…

– Kiểm kê cụ thể TSCĐ hữu hình.

– Kiểm tra quá trình mua sắm, chi phí để hình thành TSCĐ.

  •  Đầy đủ

– Xem xét các hoá đơn của người bán, các chứng từ tăng TSCĐ, các chi phí sửachữa TSCĐ để phát hiện ra các trường hợp quên ghi sổ TSCĐ hoặc ghi TSCĐ thành chiphí sản xuất kinh doanh.

– Kiểm tra lại các hợp đồng thuê TSCĐ.

  •  Quyền và nghĩa vụ

– Kiểm tra các hoá đơn của người bán và các chứng từ khác về tăng TSCĐ.

– Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê tài chính

 – Xem xét các TSCĐ được hình thành bằng tiền của doanh nghiệp hoặc doanhnghiệp có phải bỏ chi phí ra để mua TSCĐ đó hay không.

  • Sự chính xác, kịp thời

– Cộng bảng liệt kê mua sắm, đầu tư, cấp phát…

– Đối chiếu số tổng cộng trong sổ cái tổng hợp.

– Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ vào gần ngày lập báo cáo kế toán để kiểm traviệc ghi sổ có đúng kỳ hay không.

  • Đánh giá

– So sánh số phát sinh tăng TSCĐ với tổng số nguyên giá TSCĐ tăng của nămtrước.

– Đánh giá các khoản tăng TSCĐ(đặc biệt các nghiệp vụ có giá trị lớn) có hợp lývới công việc kinh doanh của doanh nghiệp hay không. – Đánh giá tổng các khoản mua vào, đầu tư, tiếp nhận… có nhận xét biến động vềkinh doanh và các điều kiện kinh tế. – Kiểm tra hoá đơn của người bán và chứng từ gốc liên quan đến tăng TSCĐ(biênbản giao nhận TSCĐ, hợp đồng…)

– Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê tài chính liên quan đến xác địnhnguyên giá TSCĐ đi thuê.

 – Đối chiếu từng trường hợp tăng với sổ chi tiết TSCĐ.

  • Phân loại và trình bày

– Kiểm tra các chứng từ tăng TSCĐ và các bút toán trong sổ kế toán căn cứ vàocác quy định hạch toán của hệ thống kế toán hiện hành. Với các nghiệp vụ tăng TSCĐ, cần chú trọng vào các TSCĐ hình thành quaquá trình đầu tư xây dưng cơ bản: các nghiệp vụ này thường phức tạp, liên quan đếnnhiều loại chi phí như chi phí nguyên vật liệu, nhân công … mà việc hạch toán thườngcó nhiều điểm nghi ngờ. Đối với TSCĐ hình thành qua mua sắm, kiểm toán viên cầnxem xét việc tính gía và ghi sổ TSCĐ. Thông thường là kiểm tra các chứng phê duyệtmua, hợp đồng TSCĐ. So sánh số tiền ghi trên hoá đơn của người bán, người vậnchuyển lắp đặt, các khoản thuế và phí… với số liệu phản ánh nguyên giá TSCĐ ghi trênsổ kế toán, kiểm tra quá trình ghi sổ TSCĐ. Cần chú ý tới việc hạch toán các chi phícải tạo nâng cấp TSCĐ làm tăng nguyên giá TSCĐ, nhiều khi doanh nghiệp hạch toánchi phí này vào chi phí kinh doanh trong kỳ để làm giảm lợi nhuận, trốn thuế thu nhậpdoanh nghiệp. b. Các nghiệp vụ giảm TSCĐ: Để kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ Kiểm toán viên phải xem xét các quyếtđịnh của Công ty về việc nhượng bán, thanh lý, góp vốn liên doanh bằng TSCĐ, chothuê tài chính, đánh giá lại tài sản hoặc bị thiếu, mất có được phê chuẩn và phù hợp vớicác quy định của chế độ tài chính hiện hành hay không. Đồng thời phải tiến hành kiểmtra các nghiệp vụ giảm TSCĐ để đảm bảo rằng các tài sản đa được ghi giảm một cáchđúng đắn. Các mục tiêu quan trọng nhất trong Kiểm toán các nghiệp vụ giảm TSCĐ là: – Các nghiệp vụ giảm TSCĐ đa xảy ra đều đã được ghi sổ. – Các nghiệp vụ giảm TSCĐ đều được phê duyệt đầy đủ. Để đạt được các mục tiêu nói trên các thử nghiệm chi tiết mà kiểm toán viên cóthể tiến hành là:

    • Tiến hành lập bảng kê các nghiệp vụ giảm TSCĐ. Sau khi đã lập Bảng kê, cầnphải cộng các chỉ tiêu (giá trị) của Bảng và đối chiếu các số liệu trên Bảng kê này vớicác nghiệp vụ giảm TSCĐ đã ghi sổ và đối chiếu mức khấu hao tích luỹ; giá trị còn lạicủa TSCĐ; chi phí và thu nhập có liên quan đến giảm TSCĐ trong sổ chi tiết TSCĐ. Đồng thời kiểm toán viên còn xem xét chứng từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, việc ghisổ chi phí và thu nhập của quá trình này.
    • Với các nghiệp vụ chưa ghi sổ hoặc ghi sổ không đúng, có thể phát hiện ra bằng cách sử dụng các thủ tục sau:

– Xem xét mối quan hệ giữa biến động TSCĐ với doanh thu từ hoạt động sản xuấtkinh doanh. Từ đó có thể phát hiện khả năng có TSCĐ đã thanh lý, nhượng bán, điềuchuyển nhưng vẫn được ghi sổ.

– Tính toán lại các thu nhập và chi phí của nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán đểthấy được các điểm bất hợp lý trong quan hệ này.

– Phân tích chỉ tiêu giá trị hao mòn luỹ kế để xem tính đúng đắn của việc ghi chépcác nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ

– So sánh mức khấu hao luỹ kế và chi phí liên quan đến việc giảm TSCĐ trong cácsổ kế toán chi tiết.

– Xem xét quá trình bổ sung TSCĐ, quá trình sử dụng TSCĐ để tính toán mức haomòn của từng loại tài sản. Kiểm tra số dư các tài khoản TSCĐ: Với số dư đầu kỳ, nếu khoản mục TSCĐ đa được Kiểm toán năm trước hoặc đã khẳng định là chính xác thì không phải kiểm tra. Trong trường hợp ngược lại, Kiểmtoán viên phải chia số dư đầu kỳ thành các bộ phận nhỏ chi tiết ứng với từng loại TSCĐvà đối chiếu sổ chi tiết với sổ tổng hợp để xem xét tính chính xác của các số dư. Với số dư cuối kỳ, dựa trên cơ sở kết quả của số dư đầu kỳ và nghiệp vụ tăng,giảm TSCĐ trong kỳ để xác định, đồng thời cần kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm kê TSCĐ của doanh nghiệp. Trong quá trình kiểm kê cần chọn kiễu một vài TSCĐ ở cácsổ chi tiết để đối chiếu với TSCĐ trên thực tế Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ: Thông thường thực hiện các công việc sau: Ä Xét bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp trong đó có xét duyệt của các cấp có thẩm quyền. Ä Đối chiếu trích khấu hao thực tế đăng ký trên. Xem xét việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho các bộ phận trong doanh nghiệp. Ä Kiểm tra việc hạch toán khấu hao TSCĐ theo chế độ quy định và việc ghi chép chúng trên các sổ chi tiết. Đối với các trường hợp nâng cấp TSCĐ dẫn tới thay đổi mức tính khấu hao, cần đi sâu xem xét thay đổi tương ứng của mức trích khấu hao. Ä Mọi trường hợp thay đổi mức khấu hao của doanh nghiệp phải được xem xét cụ thể việc xin duyệt mức khấu hao mới. Kiểm tra tài khoản hao mòn TSCĐ: Cần tập trung kiểm tra số khấu hao luỹ kế bằng cách phân tích số dư tài khoản 214thành các bộ phận chi tiết của từng loại tài sản. Với số tổng hợp, cần xem xét tính toánchính xác số dư cuối kỳ. Kiểm tra chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Thường bao gồm các công việc chủ yếu sau:

– Kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của việc tập hợp chi phí sửa chữa lớn có chú ýđến việc phát sinh chi phí sửa chữa lớn “khống”.

– Đối với nguồn chi cho sửa chữa lớn cần xem xét hai trường hợp: sửa chữa lớn theokế hoạch và sửa chữa lớn ngoài kế hoạch.

– Xem xét việc quyết toán chi phí sửa chữa lớn theo chế độ quy định; kiểm tra việchạch toán chi phí sửa chữa lớn đơn thuần và chi phí sửa chữa lớn nâng cấp TSCĐ. Các thử nghiệm chi tiết đối với chi phí khấu hao: Khác với các chi phí khác, chi phí khấu hao là một loại chi phí ước tính. Nghĩa làviệc xác định chi phí phải trích hàng năm là một sự ước tính, chứ không phải là chi phíthực tế phát sinh. Mức khấu hao phụ thuộc vào hai nhân tố là nguyên giá và thời giantrích khấu hao. Trong đó nguyên giá là một nhân tố khách quan nên khi tiến hành Kiểmtoán TSCĐ, Kiểm toán viên thường chú trọng đến việc xác định số dư vào cuối kỳ cũngnhư kiểm tra các tài sản tăng, giảm trong năm để xác định về mức khấu hao. Còn thờigian tính khấu hao lại phụ thuộc vào sự ước tính của đơn vị. Chính vì thế mà mức khấuhao phải trích cũng mang tính chất ước tính. Mục tiêu chủ yếu của Kiểm toán khấu haolà xem xét việc đánh giá, phân bổ khấu hao của đơn vị đã hợp lý và theo đúng quy địnhchưa.Các thử nghiệm chi tiết đối với chi phí khấu hao bao gồm các công việc sau:

– Kiểm tra lại tính nhất quán của các chính sách về khấu hao mà đơn vị đang ápdụng.

– Xem xét các phương pháp khấu hao sử dụng có phù hợp với các quy định haykhông?

– Xét bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp có sự xét duyệt củacấp có thẩm quyền hay không?

– Thảo luận với các nhân viên có trách nhiệm về sự cần thiết thay đổi thời giantính khấu hao, mức khấu hao do hao mòn vô hình gây ra. – Thu thập hay tự xây dựng một bảng phân tích tổng quát về khấu hao trong đó ghirõ về số dư đầu kỳ, số trích khấu hao trong năm, số khấu hao tăng, giảm, trong năm vàsố dư cuối kỳ

 – So sánh số dư đầu kỳ với số liệu Kiểm toán năm trước.

– So sánh tổng số khấu hao tăng, giảm ở số liệu chi tiết với số tổng ghi trên sổ cái.

– So sánh tổng số dư cuối kỳ trên các sổ chi tiết với số dư cuối kỳ trên sổ cái, kiểmtra mức khấu hao

– So sánh tỷ lệ khấu hao của năm hiện hành với năm trước và điều tra các chênhlệch (nếu có).

– Tính toán lại mức khấu hao cho một số tài sản và đối chiếu với sổ cái. Chú ýphát hiện các trường hợp tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn tiếp tục tính khấu hao.

– So sánh số phát sinh Có của Tài khoản 214 với chi phí khấu hao ghi trên các tàikhoản chi phí. Đồng thời với việc kiểm tra mức trích khấu hao TSCĐ, cần phải kiểm tratính hợp lý của việc phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng liên quan.

– Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao theo phương pháp khác (khấu hao theosản lượng, khấu hao nhanh…) cần kiểm tra cách tính khấu hao và sự nhất quán củachính sách khấu hao qua các thời kỳ khác nhau.

– Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp cầnphải xác định lại mức trích khấu hao trung bình trên cơ sở giá trị còn lại của TSCĐ vàthời gian sử dụng còn lại.

– Đối với TSCĐ thuê tài chính, thời gian sử dụng để trích khấu hao TSCĐ đúngbằng thời gian của hợp đồng thuê tài sản đó.

– Xem xét lại các văn bản mới nhất có liên quan đến việc điều chỉnh mức khấuhao. Qua đó xem xét lại việc áp dụng tỷ lệ và mức tính khấu hao cho phù hợp.

1.4.2.3. Hoàn tất kiểm toán Kết thúc Kiểm toán là giai đoạn cuối cùng cuộc kiểm toán, giai đoạn này được thểhiện theo các bước sau:

  1. Xem xét các sự kiện sau ngày khoá sổ.
    • Các cuộc Kiểm toán được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Do đó,trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ đến khi hoàn thành BCKT có thể xảy racác sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC, Kiểm toán viên có trách nhiệm xem xét lại các sựkiện xảy ra sau ngày lập Bảng cân đối kế toán. Để thu thập và xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC, Kiểm toán viên cóthể sử dụng các thủ tục sau: – Phỏng vấn Ban quản trị.
    • Xem xét lại các Báo cáo nội bộ sau ngày lập BCTC.
    • Xem xét lại sổ sách được lập sau ngày lập BCTC.
    • Kiểm tra các biên bản phát hành sau ngày lập BCTC.
    • Kiểm tra lại kết quả của các khoản công nợ ngoài dự kiến được đánh giá là trọng yếu.
    • Xem xét các TSCĐ không sử dụng và được bán sau ngày khoá sổ với giá thấphơn nguyên giá ghi trên sổ sách.
    • Các khách hàng có số dư công nợ lớn nhưng đến đầu năm sau mới phát hiệnđược là không có khả năng thanh toán có liên quan đến TSCĐ. Kiểm toán viên thường kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ xảy ra tại giao điểm củacác kỳ quyết toán. Tiến hành xem xét các biện pháp mà nhà quản lý đơn vị áp dụngnhằm đảm bảo các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ đều đa được xác định.
  2. Đánh giá kết quả Giai đoạn kết thúc Kiểm toán, điều quan trọng nhất là phải hợp nhất tất cả các kếtquả vào một kết luận chung. Cuối cùng, Kiểm toán viên phải kết luận liệu bằng chứngKiểm toán đã được tập hợp đủ để đảm bảo cho kết luận là BCTC được trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận rộng rãi hay chưa. Do đó khi đánhgiá các bằng chứng Kiểm toán, KTV cần chú ý đến các khía cạnh sau:
    • Tính đầy đủ của bằng chứng: Khía cạnh này phản ánh số lượng của bằng chứngKiểm toán. Kiểm toán viên xem xét lại quyết định liệu chương trình Kiểm toán có đầyđủ, có xem xét đến các lĩnh vực có vấn đề đã phát hiện trong quá trình Kiểm toán haykhông.
    • Đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện đựơc: Kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luậnvề việc BCTC có thể hiện các TSCĐ của doanh nghiệp tại thời điểm ghi trong Bảng cânđối một cách trung thực, không dựa trên việc đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện được. Trước hết Kiểm toán viên cần đánh giá tổng hợp các sai sót không trọng yếu cầnlập các bút toán điều chỉnh và tổng hợp các sai sót dự kiến về TSCĐ rồi so sánh vớimức sai sót có thể bỏ qua để xem xem có thể chấp nhận được khoản mục TSCĐ haykhông. Sau đó, Kiểm toán viên tổng hợp các sai sót của khoản mục TSCĐ để xemchúng có vượt quá mức trọng yếu của BCTC hay không, đồng thời Kiểm toán viên phảiđảm bảo các giải trình kèm theo được thực hiện cho từng loại TSCĐ như:
      1. Phương pháp khấu hao đã áp dụng.
      2. Thời gian sử dụng và tỷ lệ khấu hao đã áp dụng.
      3. Toàn bộ khấu hao trong năm.
      4. Tổng số TSCĐ và số khấu hao luỹ kế tương ứng.
      5. Quyền lưu giữ và các giới hạn đối với TSCĐ, nếu có. Trên cơ sở tổng hợp kết luận về tất cả các phần hành Kiểm toán, cụ thể, Kiểm toánviên lập BCKT trong đó có đưa ra ý kiến của mình về sự trung thực và hợp lý củaBCTC của đơn vị được Kiểm toán.
  3. Công bố Báo cáo Kiểm toán Sau khi tiến hành xong các công việc ở trên, Kiểm toán viên lập Báo cáo tổng hợpvề các phần hành, riêng phần hành TSCĐ thường chưa thể đưa ra ý kiến ngay mà phải kết hợp với kết quả của các phần hành khác. Trong trường hợp Kiểm toán TSCĐ có hạnchế về phạm vi Kiểm toán mà không thể thu thập đủ bằng chứng Kiểm toán để khẳngđịnh về tính trung thực hợp lý của khoản mục TSCĐ thì kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến loại trừ. Kết thúc công việc Kiểm toán, Kiểm toán viên và Công ty Kiểm toán sẽ lập vàphát hành Báo cáo Kiểm toán theo chuẩn mực Kiểm toán. Ngoài ra kiểm toán viên còncó thể lập thư quản lý, trình bày về các tồn tại trong doanh nghiệp được kiểm toán.Cần hiểu rằng thư quản lý không phải là mục đích chính của cuộc kiểm toán. Mục đíchcủa thư quản lý là giúp đơn vị được kiểm toán cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ vàgiúp kiểm toán viên giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý.

CHƯƠNG 2: THỰC TẾ VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰCHIỆN

2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển :Tên công ty : Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AACTên giao dịch: Auditing and Accounting Company AAC LimitedTrụ sở chính: 217 Nguyễn Văn Linh, TP Đà NẵngĐiện thoại: (84) 0511 3 655 886Fax: (84) 0511 3 655 887E-mail: aac@dng.vnn.vnWebsite: http://www.aac.com.vn Công ty kiểm toán và kế toán AAC, trước đây là công ty kiểm toán Đà Nẵng -công ty Kiểm toán độc lập trực thuộc Bộ Tài chính được thành lập theo quyết định số194/TC/TCCB ngày 01 tháng 4 năm 1993 và Quyết định số 106 TC/TCCB ngày 13tháng 02 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, là một trong số rất ít các công ty kiểmtoán được thành lập đầu tiên tại Việt Nam. Việc thành lập công ty được thực hiện trêncơ sở sáp nhập hai chi nhánh của hai công ty hành nghề kiểm toán từ năm 1991, đó là:Chi nhánh công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) và Chi nhánh công ty tham khảo tài chínhkế toán và kiểm toán (AASC) tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Để phù hợp với tình hình mới về sự phát triển công ty, Bộ Tài chính đã có quyếtđịnh số 139/2000/QĐ-BTC ngày 06/9/2000 về việc đổi tên “Công ty kiểm toán ĐàNẵng – DAC” thành “Công ty kiểm toán và kế toán AAC”. Năm 2007, công ty chuyển đổi sở hữu từ Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty TNHH hai thành viên trở lên theo Quyết định phê duyệt phương án chuyển đổi số 1335/QĐ-BTC ngày 02/04/2007 của Bộ Tài chính. Tháng 9/2008, “Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC” trở thành thànhviên của hãng kiểm toán quốc tế “Polaris International”. Hiện tại công ty có đội ngũ trên 100 nhân viên, trong đó có 29 người đã cóchứng chỉ kiểm toán viên độc lập.

Nhờ có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được lựa chọn kĩ càng, đạo đức nghềnghiệp tốt, AAC được nhiều khách hàng tín nhiệm và lựa chọn làm công ty cung cấpdịch vụ kiểm toán và kế toán chính. Do đó, từ khi thành lập đến nay, công ty đã vinh dựđạt được nhiều giải thưởng cao quý, trong đó hai năm 2007 và 2008, AAC được Hộiđồng trao giải “ Thương mại Dịch vụ.

– Top Trade Services”.

– Bộ Công Thương bìnhchọn là một trong 05 công ty kiểm toán hoạt động tốt nhất tại Việt nam và được traogiải “Thương mại Dịch vụ

– Top Trade Services”. Kết quả này có được thông qua giớithiệu đề cử của Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội các ngành hàng và kết quả bình chọn của độc giả Báo Công thương, BáoCông thương điện tử, hệ thống bình chọn nhắn tin “8333” và kết quả thẩm định của BộCông Thương.

– Ban tổ chức giải thưởng.

2.1.2. Phương châm hoạt động: AAC hoạt động theo phương châm: độc lập, khách quan, trung thực và bí mật sốliệu của khách hàng, đó cũng chính là lời cam kết của công ty đối với mọi khách hàngtrên toàn quốc. Mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và các người chú ý bảo vệquyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp cho họ các thông tin đích thực và cần thiết để tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý phùhợp với thực tiễn. Hoạt động của AAC nhằm góp phần phát hiện và ngăn ngừa cácrủi ro cho doanh nghiệp, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đượcthuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. AAC thực hiện kiểm toán theo đúng các Nguyên tắc, Chuẩn mực Kiểm toán ViệtNam và thông lệ kiểm toán quốc tế, phù hợp với các quy định hiện hành về hoạtđộng kiểm toán của Nhà nước Việt Nam. AAC có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chất lượng cao, uy tín, đạo đức nghềnghiệp và ý thức trách nhiệm cao. Không các thế, AAC còn có đội ngũ Kiểm toánviên được đào tạo có hệ thống ở Việt Nam, Anh, Bỉ, Pháp, Ai-len, Úc, Nhật Bản.. và cónhiều năm kinh nghiệm thực tiễn về kiểm toán và tham khảo tài chính.

– kế toán.

– thuế ởViệt Nam và quốc tế, 100% đội ngũ Kiểm toán viên và Trợ lý Kiểm toán viên cao cấpcủa AAC được đào tạo trực tiếp bởi các Chuyên gia cao cấp về Kiểm toán của Cộngđồng Châu Âu thông qua chương trình hợp tác về Kiểm toán và Kế toán của Dự án EURO

– TAPVIET do Cộng đồng Châu Âu tài trợ. Ngoài ra, nhân viên của AAC cònđược đào tạo chuyên sâu bởi các chương trình trên đại học về tài chính, kế toán, luật ở Việt Nam và các nước như: Úc, Nhật Bản… nên trong suốt quá trình phát triển công tychưa hề để xảy ra các sai sót, rủi ro cho khách hàng. Chính vì điều đó, công ty luôntạo dựng được lòng trung thành của khách hàng, được các nhà đầu tư, các cơ quan chứcnăng tín nhiệm và đánh giá cao về chất lượng phục vụ.

2.1.3. Các loại hình dịch vụ cung cấp: Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC với nhiều lĩnh vực hoạt động kinhdoanh chuyên ngành đã và đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, đáp ứng đượcyêu cầu ngày càng cao của khách hàng trong phạm vi toàn quốc. Các loại hình kinhdoanh chính gồm Dịch vụ kiểm toán: Cung cấp các dịch vụ kiểm toán luôn luôn là thế mạnh củaAAC. Trải qua một thời gian dài nỗ lực xây dựng và không ngừng phát triển, AAC đãtạo dựng được niềm tin của các khách hàng trong từng dịch vụ kiểm toán. Các dịch vụ kiểm toán do AAC cung cấp bao gồm:

- Kiểm toán BCTC.

- Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế

- Kiểm toán hoạt động - Kiểm toán tuân thủ

- Kiểm toán nội bộ

- Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thỏa thuận trước .

- Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

- Kiểm toán báo cáo dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Dịch vụ Kế toán: Công ty AAC cung cấp các dịch vụ Kế toán sau:

- Dịch vụ ghi sổ và giữ sổ kế toán.

- Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán.

- Lập các Báo cáo tài chính định kỳ.

- Chuyển đổi các Báo cáo tài chính được lập theo VAS, IAS.

- Thiết kế và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán. Dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo: Thông qua việc cung cấp các dịch vụ tư vấn có hiệu quả và các khóa học cập nhật các kiến thức mới nhất, AAC đã tham giathành công vào việc giúp các khách hàng của mình thích ứng với môi trường mới.

- Các dịch vụ tham khảo và đào tạo do AAC cung cấp bao gồm: - Đăng ký chế độ kế toán doanh nghiệp

- Tham khảo thực hành kế toán

- Tham khảo đầu tư và thủ tục cấp phép

- Tham khảo thành lập doanh nghiệp - Tham khảo xác định giá trị & cổ phần hóa doanh nghiệp

- Tham khảo tổ chức bộ máy kế toán

- Tham khảo tài chính

- Tổ chức lớp bồi dưỡng kế toán trưởng

- Tổ chức lớp thực hành kế toán

- Tổ chức lớp chuẩn mực kế toán & kế toán

- Tổ chức lớp kiểm toán nội bộ

- Tổ chức lớp ôn tập và cấp chứng chỉ hành nghề kế toán

- Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức chứng khoán Dịch vụ tham khảo thuế: Thông qua một đội ngũ các chuyên gia am hiểu về các sắcthuế và tận tâm, AAC sẵn sàng hỗ trợ các khách hàng hoàn thành đúng nghĩa vụ thuếvới nhà nước đồng thời tận dụng triệt để các lợi thế về thuế trong hoạt động kinh doanhđể gia tăng lợi ích của các chủ sở hữu công ty Các dịch vụ thuế do AAC cung cấp bao gồm:

- Đăng ký & kê khai thuế

- Tham khảo kế hoạch thuế - Cung cấp các văn bản thuế có liên quan Dịch vụ tin học: Đây là lĩnh vực khá mới mẻ và chưa thực sự mạnh trong hoạtđộng của công ty. Trong hoạt động này, công ty cung cấp dịch vụ:

- Tham khảo việc lựa chọn, và trực tiếp cung cấp các phần mềm tin học về kế toán tài chính và kế toán quản trị cho các khách hàng (chủ yếu là công ty có quy mô nhỏ)

- Tham khảo việc lựa chọn trang bị các thiết bị tin học, cài đặt hệ thống thông tin quản lý…

2.1.4. Các khách hàng chính của công ty: Với các sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng như vậy thì Công tyTNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính đem lại nhiềuhiệu quả thiết thực hơn so với các công ty kiểm toán khác. Bởi vì AAC không chỉ cócác lợi thế cạnh tranh về chất lượng dịch vụ mà việc tham khảo còn được thực hiệnthường xuyên để trợ giúp khách hàng sửa chửa các sai sót và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, việc phát hành các bản tin hàng tháng, sổ tay văn bản phát luận, đĩaCD “Thư viện pháp luật” dành cho khách hàng của công ty là một minh chứng cụ thể. Quan điểm cung cấp dịch vụ của công ty là chịu trách nhiệm đến cùng về kếtqua kiểm toán, trợ giúp khách hàng với các giá trị đích thực nhất, chia sẻ kinhnghiệm để giảm thiểu rủi ro, cùng nhau phát triển và thành đạt, đây chính là yếu tốkhiến cho khách hàng của Công ty trải dài trên khắp đất nước. Tuy nhiên, thị trườngchiến lược của Công ty vẫn là khu vực Miền Trung Tây Nguyên. Một số khách hàngtiểu biểu của AAC: v Doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán: Công ty cổ phần Vinaconex 25; Công ty cổ phần Sông Đà 5.5 – 10.1 – 3 – 4 – 6; Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Điện Miền Trung; Công ty cổ phần Xi Măng Sông Đà… Doanh nghiệp đại chúng: Công ty cổ phần Chứng khoán Đà Nẵng, Công ty cổ phần Học liệu (Emco), Công ty cổ phần Viantex Đà Nẵng, Ngân hàng TMCP Gia Định, Công ty Cổ phần Đa phương thức 2, Công ty Phát triển Thuỷ điện Miền Trung, Công ty cổ phần Thuỷ điện Điện lực 3, Công ty cổ phần COXANO, Công ty cổ phần In Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần Giao thông Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần Trường sơn (Huế)… v Doanh nghiệp nhà nước: Tập đoàn Nhà xuất bản Giáo dục, Tổng công ty Khánh Việt (Khánh Hoà), Tổng công ty ;Vận tải Đa phương thức, Bưu điện Tỉnh Thừa Thiên Huế, Viễn thông Thừa Thiên Huế, Bưu điện thành phố Đà Nẵng, Viễn thông Đà Nẵng, Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế, Công ty Thuỷ điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa mi, Đại học Huế, Cảng Đà Nẵng, Công ty Xổ số kiến thiết Bình Định, Công ty Xổ số kiến thiết Phú Yên …. v Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Công ty Giày Rieker Việt Nam, Công ty TNHH Daiwa Việt Nam, Công ty Liên doanh Massda, Công ty TNHH Cao su Camel Việt Nam, Công ty TNHH Woochang Việt Nam, Tổng công ty phát triển quốc tế Hoa Chen Long Đức Phong Việt Nam, Công ty TNHH Cheongwoon Việt Nam…Dự án quốc tế: Dự án Ngân hàng VIE 90/05 – Ngân hàng Thế giới, Dự án KCB “cung cấp thiết bị y tế”

– Nhật Bản, Dự án FIDR “Xây dựng cầu Tiên Châu”

– Nhật Bản, Dự án “nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng”

– CORDAID, Dự án “Giảm ngèo thông qua các hoạt đonọg chăm sóc sức khoẻ và tăng thu thập tại miền Trung Việt Nam”

– Đức…

2.1.5. Sơ đồ tổ chức Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC là loại hình kinh doanh dịch vụ nên tài sản lớn nhất của công ty chính là con người. AAC luôn xem yếu tố con người là nhân tố quyết định và quan trọng trong định hướng hoạt động kinh doanh của mình. Vì thế, AAC chú trọng nhiều đến việc đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên, luôn tạo điều kiện cho các nhân viên trau dồi, học hỏi lẫn nhau và nâng cao chất lượng của các kiểm toán viên trong công ty. AAC là một trong số ít các công ty kiểm toán ra đời và hoạt động tại Việt Nam, hoạt động của AAC không ngừng phát triển và đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường cung cấp dịch vụ kiểm toán, kế toán và tham khảo tài chính. Hiện nay, AAC là công ty kiểm toán lớn nhất miền Trung với chất lượng dịch vụ luôn đáp ứng được yêu cầu của mọi khách hàng trong toàn quốc. Có được thành công như ngày nay là cả một quá trình đầu tư, phát triển của đội ngũ kiểm toán viên và kỹ thuật viên trong toàn công ty. Cơ cấu tổ chức của Công ty được mô tả theo sơ đồ trực tuyến chức năng dưới đây:

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ tổ chức của các phòng kiểm toán Trong đó, trợ lý kiểm toán viên cũng được phân loại theo cấp bậc dựa trên kinhnghiệm công tác, theo đó: - Trợ lý kiểm toán viên cấp 1: sau thời gian làm việc 1 năm.

- Trợ lý kiểm toán viên cấp 2: sau khi làm trợ lý kiểm toán viên cấp 1 được 1 năm.

- Trợ lý kiểm toán viên cấp 3: sau khi làm trợ lý kiểm toán viên cấp 2 được 1 năm. Chức năng và nhiệm vụ:

– Tổng giám đốc:

- Đánh giá rủi ro của một hợp đồng kiểm toán liên quan đến hoạt động của công ty.

- Duy trì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp của công ty.

- Chịu trách nhiệm giải đáp các thắc mắc về kế toán và kiểm toán có tầm quan trọng.

- Chịu trách nhiệm đánh giá công việc kiểm toán đã được thực hiện. - Chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán và thư quản lý.

- Chịu trách nhiệm tham gia buổi họp với khách hàng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán hoặc uỷ quyền lại

 – Phó tổng giám đốc:

 - Phó giám đốc được phân công uỷ quyền giải quyết cụ thể các vấn đề liên quan đến nhân lực, hành chính, khách hàng và các vấn đề về nghiệp vụ.

- Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật Nhà nước về các vấn đề được phân công và uỷ quyền.

- Kế toán trưởng:

- Lập báo cáo tài chính

- Cung cấp số liệu công khai tài chính

- Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán đúng theo đặc điểm kinh doanh của công ty.

- Chịu trách nhiệm lập các kế hoạch về tài chính, dự trù ngân sách và các vấn đề khác liên quan đến hệ thống kế toán, quan hệ với ngân hàng, quản lý tiền mặt, tính lương và các vấn đề về thuế.

- Chịu trách nhiệm về chi trả, thanh toán với khách hàng.

- Kiểm tra bất thường sổ quỹ và số dư tiền mặt hiện có trong quỹ.

- Trưởng, phó phòng:

- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực hoạt động của công ty. Trưởng phòng giữ vai trò lãnh đạo trong ban quản lý của công ty, họ có chức năng như một cầu nối giữa Tổng Giám Đốc, ban quản lý và các nhân viên trong công ty, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nhân sự, phối hợp hoạt động và đảm nhận các vấn đề về công việc hành chính.

- Phó phòng là người tham mưu trực tiếp cho trưởng phòng, thay mặt trưởng phòng điều hành toàn bộ công việc trong thời gian trưởng phòng đi vắng và thực hiện các công việc do trưởng phòng uỷ quyền.

- Kiểm toán viên chính:

- Giám sát công việc của các trợ lý.

- Báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán.

- Xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo nhân viên, sắp xếp nhân sự cho các cuộc kiểm toán.

- Kiểm toán viên được ký vào các Báo cáo kiểm toán theo sự phân công của trưởng phòng.- Trợ lý kiểm toán viên:

- Là các người tham gia thực hiện công tác kiểm toán nhưng chưa được Nhà nước công nhận trúng tuyển kỳ thi Kiểm toán viên cấp Quốc gia. Tùy vào năng lực thâm niên công tác mà trợ lý kiểm toán viên chia làm ba cấp:

- Trợ lý kiểm toán viên cấp 1: là người sau thời gian thử việc ba tháng, được trúng tuyển chính thức vào công ty cho đến một năm sau đó. Theo thông lệ, các người mới tốt nghiệp các trường các trường kinh doanh, các trường đại học và các người có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực kiểm toán và kế toán có thể làm việc cho công ty với tư cách là một trợ lý mới vào nghề.

- Trợ lý kiểm toán viên cấp 2: là người làm việc ở công ty kiểm toán được hai năm chịu trách nhiệm về các công việc mà nhóm trưởng giao phó.

- Trợ lý kiểm toán viên cấp 3: là người làm việc ở công ty được ba năm, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và có thể làm trưởng đoàn kiểm toán. 2.2. Quy trình Kiểm toán khoản mục TSCĐ và chi phí khấu hao trong BCTCtại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC.

2.2.1. Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Quy trình Kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty AAC được soạn lập dựa trêncơ sở tuân thủ các Chuẩn mực Kiểm toán, Quy chế Kiểm toán độc lập và chế độ kếtoán hiện hành, đồng thời có sự so sánh đối chiếu và vận dụng các Chuẩn mực kiểmtoán Quốc tế và Thông lệ được chấp nhận chung của Quốc tế. Quy trình này cho phépkiểm toán viên AAC lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán một cách khoa học và hiệuquả nhằm đạt được mục tiêu đề ra cho mỗi cuộc kiểm toán. Quy trình Kiểm toán Báocáo tài chính do công ty thực hiện qua ba giai đoạn sau: Lập kế hoạch kiểm toán, thựchiện kiểm toán và hoàn thành kiểm toán.

2.2.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán: Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của quá trình kiểm toán nhằm tạo racác điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác cho cuộc kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 nêu rõ: kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần lập kếhoạch kiểm toán để có thể đảm bảo được rằng cuộc kiểm toán đã được tiến hành mộtcách có hiệu quả. Để đưa ra được kế hoạch kiểm toán, trước hết công ty sẽ tiến hành điều tra, thămdò, tìm hiểu về khách hàng qua nhiều nguồn thông tin khác nhau. Với kinh nghiệm vàsự am hiểu về các loại hình doanh nghiệp thì công ty sẽ xem xét có ký kết hợp đồngkiểm toán với khách hàng này hay không. Sau khi tìm hiểu sơ bộ để có cái nhìn tổngquát về khách hàng, rồi từ đó có được quyết định đúng đắn trong việc ký kết hợp đồng kiểm toán, Phó Tổng Giám đốc sẽ trực tiếp chỉ đạo, chọn lựa nhân sự cho cuộc kiểmtoán đối với mỗi khách hàng. Kể từ đây, kiểm toán viên (cụ thể là trưởng đoàn) sẽ phảitiến hành lập kế hoạch một cách cụ thể và rõ ràng hơn để cuộc kiểm toán đạt được hiệuquả cao. * Nội dung của lập kế hoạch kiểm toán:

– Bản ghi nhớ kế hoạch kiểm toán.

– Tìm hiểu khách hàng: Sự am hiểu tường tận về khách hàng mà công ty kiểm toánlà một điều rất quan trọng, bao gồm các thông tin về:

- Con người - Sản phẩm - Thị trường

- Kết quả hoạt động kinh doanh

- Tài chính - Tài sản và công nợ

- Hệ thống kế toán - Chính sách kế toán

- Các thông tin khác

- Hợp đồng kiểm toán

- Cuộc họp để lập kế hoạch

- Xem xét các sự kiện từ các năm trướ

- Các thủ tục phân tích kiểm toán theo kế hoạch

- Hệ thống kế toán - Phương pháp kế toán

- Các dịch vụ khác và tham khảo cho doanh nghiệp

- Quản lý

2.2.1.2. Thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra các ý kiến xác thực về mức độ trungthực và hợp lý của báo cáo tài chính trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán được thuthập đầy đủ và đáng tin cậy. Nội dung cơ bản giai đoạn thực hiện kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toánvà Kế toán AAC gồm: Quy định về nhiệm cụ của nhóm trưởng: Nhóm trưởng giữ vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình kiểm toán, thực hiện nhiều nhiệm vụ như: thảo luận với khách hàng, liên hệ khách hàng để sắp xếp kiểm kê TSCĐ, tổ chức lưu trữ hồ sơ, lập kế hoạch kiểm toán và phân tích hồ sơ, sắp xếp, kiểm tra, đánh giá các thành viên trong nhóm…

Các quy trình nghiệp vụ phát sinh đặc trưng của một doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp khác nhau có quy trình các nghiệp vụ phát sinh khác nhau. Tuỳ theo tính trọng yếu của vấn đề mà quy định kiểm toán viên nào thực hiện kiểm tra quy trình nào. v Nguyên tắc sắp xếp, đánh số và tham chiếu giấy làm việc: Giấy làm việc phải được sắp xếp, đánh số và tham chiếu phù hợp với quy định chung của công ty nhằm đảm bảo dễ kiểm tra, so sánh và thuận tiện cho việc lưu trữ hồ sơ. v Các ký hiệu sử dụng thống nhất trên giấy làm việc: - Đã đối chiếu với sổ cái và sổ chi tiết - - Đã đếm tài sản vào thời điểm kiểm toán © - Số liệu cần theo dõi và điều chỉnh W - Không cần theo dõi nữa W - ………….

Chương trình kiểm toán

• Mục tiêu kiểm toán: Xét trên quan điểm kiểm toán viên: Mục tiêu kiểm toán là mục tiêu màchúng ta đặt ra nhằm đạt được bằng chứng kiểm toán có hiệu lực về một hoặc nhiều cơsở dẫn liệu báo cáo tài chính thông qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp.

• Cơ sở dẫn liệu BCTC: Bao gồm: tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, đánh giá, sở hữu vàtrình bày.

• Bằng chứng kiểm toán có hiệu lực: Bằng chứng kiểm toán là bằng chứng đầy đủ và thích hợp, hiệu quả chi phí,nâng cao giá trị kiểm toán.

• Thủ tục kiểm toán: Thủ tục kiểm toán bao gồm: kiểm tra các hoạt động kiểm soát, các thủ tụcphân tích và kiểm tra chi tiết.

• Các kỹ thuật kiểm toán Kỹ thuật kiểm toán bao gồm: So sánh, Tính toán, Xác nhận, Phỏng vấn,Kiểm tra tài liệu, Quan sát, Kiểm tra thực tế

• Các chương trình kiểm toán chi tiết Bao gồm các chương trình:

 – Kiểm toán chung

– Kiểm toán vốn bằng tiền

– Kiểm toán các khoản nợ phải thu

– Kiểm toán Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

– Tổ chức hồ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểm toán được định nghĩa là tài liệu dẫn chứng cho công việc củakiểm toán viên tiến hành trong cuộc kiểm toán và các bằng chứng kiểm toán thu thậpđược để làm căn cứ đưa ra ý kiến của kiểm toán viên trong báo cáo kiểm toán. Hồ sơkiểm toán là tài liệu được lập bởi kiểm toán viên và là căn cứ để kiểm toán viên cấp trênsoát xét công việc mà kiểm toán viên cấp dưới và các trợ lý kiểm toán viên đã thựchiện. Hồ sơ kiểm toán tại công ty kiểm toán AAC gồm:

- Hồ sơ thường trực: Hồ sơ thường trực là nơi lưu giữ các thông tin chung về khách hàng nhưlĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, tình hình về nhân sự, cơ cấu tổ chức, banlãnh đạo công ty khách hàng, các quy định, quy chế ảnh hưởng đến tình hình tài chínhcủa công ty,…. Hồ sơ thường trực luôn luôn được cập nhật qua từng năm bởi kiểm toánviên để theo dõi tất cả các thông tin về sự thay đổi về các thông tin chung của kháchhàng. Kiểm toán viên tham gia kiểm toán năm đó là người có trách nhiệm bổ sung, cậpnhật các thông tin về sự thay đổi của khách hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho cáccuộc kiểm toán ở các năm tiếp theo. Hồ sơ thường trực bao gồm:

+ Thông tin chung

+ Các tài liệu về pháp luật

+ Các tài liệu về thuế

+ Các tài liệu về nhân sự

+ Các tài liệu về kế toán

+ Các hợp đồng quan trọng và dài hạn

+ Các quy định về kiểm soát nội bộ

- Hồ sơ làm việc: Hồ sơ làm việc bao gồm tất cả các giấy làm việc và các chứng từ làm dẫnchứng cho các kết luận cũng như cho các bước công việc của kiểm toán viên thực hiệnkiểm toán trong năm đó

Tổ chức giấy làm việc Chức năng của giấy làm việc trong một cuộc kiểm toán:

– Giấy làm việc là nơi thể hiện sự phân công, phối hợp công việc kiểm toán.

– Là căn cứ để kiểm toán viên giám sát và kiểm tra lại công việc của các trợ lý

– Là bằng chứng chứng minh cho báo cáo kiểm toán.

– Làm căn cứ để lập kế hoạch và tiến hành cuộc kiểm toán năm sau.

2.2.1.3. Hoàn thành cuộc kiểm toán Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của quy trình kiểm toán kiểm toánBCTC. Đây là giai đoạn mà các kiểm toán viên sẽ tổng kết toàn bộ quá trình thực hiệnkiểm toán, nêu ra ý kiến trao đổi với khách hàng và phát hành báo cáo kiểm toán. Cácgiấy tờ làm việc cụ thể trong giai đoạn này ở công ty TNHH kiểm toán và kế toán AACgồm:

- Chỉ mục giấy làm việc

- Xác nhận bản thảo báo cáo kiểm toán

- Trang trình duyệt

- Trao đổi với khách hàng khi kết thúc kiểm toán

- Danh mục kiểm tra cuối cùng

- Bàn luận về thư quản lý

- Tổng kết của nhóm trưởng

- Tổng kết của các thành viên trong nhóm

- Kiểm tra khái niệm hoạt động liên tục

- Kiểm tra sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ

- Biên bản ghi nhận tiến độ làm việc - Bảng chấm công

2.2.2. Kiểm toán khoản mục TSCĐ và chi phí khấu hao do công ty TNHH Kiểmtoán và Kế toán AAC thực hiện

2.2.2.1. Mục tiêu Khi tiến hành kiểm toán bất kỳ một khoản mục nào trên BCTC, AAC cũng xácđịnh các mục tiêu cụ thể mà kiểm toán khoản mục đó hướng tới. Việc làm này giúp choquá trình kiểm toán diễn ra một cách có định hướng, đúng trọng tâm và dễ dàng đạtđược hiệu quả. Với khoản mục TSCĐ và chi phí khấu hao AAC xác định các mục tiêukiểm toán cụ thể như sau:

1. Tất cả các TSCĐ bao gồm TSCĐ thuộc về sở hữu của doanh nghiệp và TSCĐđi thuê tài chính đều được phản ánh đầy đủ trên các BCTC.

2. Tất cả các TSCĐ được phản ánh, cộng dồn và hạch toán một cách chính xác. – Giá phí của TSCĐ được hạch toán hợp lý trên cơ sở các chính sách kế toán ápdụng nhất quán của khách hàng.

– Khấu hao TSCĐ theo một phương pháp nhất quán và phù hợp với quy định củachế độ khấu hao.

– Giá trị được ghi nhận vào TSCĐ phải chính xác và không bao gồm các yếu tốthuộc chi phí hoạt động.

– Tất cả các TSCĐ tồn tại tại ngày lập bảng cân đối kế toán .

– Việc mua sắm, đầu tư hay nhượng bán, thanh lý TSCĐ được hạch toán đúngniên độ. 3. Đảm bảo rằng các TSCĐ ghi nhận thuộc sở hữu của doanh nghiệp phải hội đủcơ sở pháp lý.

2.2.2.2. Tài liệu yêu cầu Sau khi xác định các mục tiêu nói trên, công việc tiếp theo mà các kiểm toán viêncông ty AAC thực hiện là thu thập các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc kiểm toánTSCĐ và chi phí khấu hao. Các tài liệu này do khách hàng lập và cung cấp, gọi chunglà tài liệu yêu cầu. Thông thường tài liệu yêu cầu đối với phần hành kiểm toán này baogồm các loại sau:

– Bảng tổng hợp TSCĐ (gồm nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại)

– Sổ chi tiết TSCĐ (nếu có)

– Sổ cái.

– Hồ sơ liên quan đến việc hình thành TSCĐ, các chính sách về quản lý XDCB,sửa chữa TSCĐ và các tài liệu khác có liên quan. Trên một khía cạnh nào đó việc đơn vị được kiểm toán cung cấp đủ hay khôngđầy đủ các tài liệu trên một phần phản ánh chất lượng của hệ thống KSNB cũng nhưchất lượng kế toán tại đơn vị, giúp kiểm toán viên có các nhìn nhận ban đầu vềkhách hàng của mình.

2.2.2.3. Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ và chi phí khấu hao

a. Tìm hiểu về môi trường hoạt động kinh doanh của khách hàng Trước khi đi vào thực hiện cuộc kiểm toán công ty sẽ tiến hành tìm hiểu về kháchhàng. Người đại diện cho công ty tìm hiểu khách hàng là các trưởng đoàn mà thường làcác kiểm toán viên. Thông qua việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng,kiểm toán viên sẽ có các hiểu biết cơ bản về cơ cấu tổ chức quản lý, về thị trường,sản phẩm, nhà cung cấp, khách hàng…của họ, các quy định về quản lý hoạt động kinhdoanh, các chính sách về tài chính, kế toán, thuế và các vấn đề liên quan đến cáckhoản mục quan trọng ( hàng tồn kho, công nợ, TSCĐ, vốn chủ sở hữu, doanh thu) quađó sẽ đánh giá rủi ro liên quan. Dựa trên một số câu hỏi được chuẩn bị trước kiểm toán viên sẽ tìm hiểu về bộmáy tổ chức, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, các chính sách kế toán áp dụng và quytrình quản lý tài sản tại đơn vị trước khi thực hiện công việc kiểm toán. Đối với khoảnmục tài sản cố định kiểm toán viên sẽ trao đổi với khách hàng để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua các câu hỏi sau:

– Nguyên giá tài sản cố định đuợc ghi nhận như thế nào?

– Khấu hao TSCĐ có theo Thông tư 203/2009/QĐ/BTC ngày 20/10/2009 của BộTài Chính?

– Đơn vị có mở sổ theo dõi chi tiết từng TSCĐ không?

– Công ty có các thủ tục để đảm bảo rằng có sự đối chiếu thường xuyên giữasổ cái và sổ chi tiết TSCĐ không và bằng cách nào?

– Hàng năm công ty có đăng ký khấu hao với cơ quan thuế không?

– Công ty có các khoản đầu tư tài sản cố định quan trọng nào trong nămkhông?

– Công ty có thanh lý tài sản cố định quan trọng nào không? ……..Minh họa thực tế tại công ty cổ phần đường XYZ: Công ty cổ phần XYZ là kháchhàng mới của công ty do đó kiểm toán viên phải tiến hành tìm hiểu về khách hàng. Theo công ty AAC thì “Sự am hiểu tường tận về doanh nghiệp mà chúng ta kiểmtoán là một điều rất quan trọng. Bản ghi nhớ kế hoạch kiểm toán cần chứa đựng cácthông tin đầy đủ về doanh nghiệp, do đó các câu trả lời dưới đây nhằm cung cấp các thông tin bổ sung cho các chi tiết đã được phản ánh trong bản ghi nhớ kếhoạch kiểm toán hoặc trong một bản kế hoạch làm việc khác”. Thực hiện việc tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động của công ty XYZ,kiểm toán viên đã tiến hành và thể hiện trên kiễu giấy làm việc A310 bao gồm một sốnội dung như sau:

1. Hiểu biết môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN:

1.1. Môi trường kinh doanh chung Qua quá trình tìm hiểu, kiểm toán viên nhận định rằng, tình hình kinh tế nước tatrong các năm gần đây đang chịu ảnh hưởng chung từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tỉ lệ lạm phát tăng cao, tốc độ tăng trưởng GDP giảm so với các năm trước, lãisuất ngân hàng thường xuyên biến động. Tuy vậy, với các cố gắng của nhà nước thìnền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, do vậy mà các rủi ro về kinh tế tác động lêncác doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần XYZ nói riêng sẽ dần dần giảm đitrong các năm tiếp theo.

1.2. Các vấn đề về ngành nghề mà DN kinh doanh và xu hướng của ngành nghề Qua các phân tích về tình hình chung của thị trường đường thế giới cũng nhưthị trường trong nước, thông qua các biểu đồ về sản lượng đường thế giới, diện tíchtrồng mía và sản lượng đường Việt Nam, kiểm toán viên đi đến kết luận rằng: Dự báonăm 2010 sẽ tiếp tục có sự chênh lệch giữa cung và cầu đường trong nước, đặc biệt làcầu lớn hơn cung. Vì vậy vốn đầu tư cho ngành đường sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, doviệc sản xuất đường phụ thuộc khá nhiều vào vùng nguyên liệu nên khả năng tăngtrưởng nhanh của ngành là rất khó. Dự báo ngành đường tiếp tục tăng trưởng không quá4% trong năm 2010.2. Hiểu biết về doanh nghiệp:

2.1. Các hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu:Các ngành nghề kinh doanh chính của công ty là:

• Sản xuất đường từ mía và các sản phẩm phụ;

• Tổ chức thu mua mía cây, đầu tư và phát triển vùng nguyên liệu; • Thi công xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng;

• Gia công, chế tạo cơ khí;

• Mua bán vật tư nông nghiệp, mua bán phân bón;

• Vận tải hàng hóa đường bộ;

• Sản xuất phân bón;

 • Kinh doanh dịch vụ kho bãi;

• Sản xuất và kinh doanh mua bán điện;

• Kinh doanh bất động sản.

2.2. cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN BAN KIỂM TRỊ SOÁT BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Kế hoạch Các Phân – Phòng Kỹ thuật xưởng Sản Kinh doanh xuất Phòng Kiểm Phòng Tài nghiệm chính – Kế toán Phân xưởng Phân xưởng Đường Cơ – ĐiệnPhòng Tổ chức – Phòng Nguyên Hành chính liệu Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp

2.3. Hiểu biết về hệ thống kế toán áp dụng:v Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàngnăm. Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng Đồng Việt Nam(VND).v Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng Công ty áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo Quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam do BộTài chính ban hành.Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ.v Tóm tắt các chính sách kế toán chủ yếuTrong phần này, kiểm toán viên sẽ trình bày các chính sách kế toán của công ty về:Tiền và các khoản tương đương tiền, các nghiệp vụ bằng ngoại tệ, các khoản phải thu,hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, tài sản cố định, các khoản phải trả và chi phítrích trước, quỹ trợ cấp mất việc làm, chi phí vay, thuế suất và các lệ phí nộp ngân sáchmà công ty đang áp dụng…Riêng về tài sản cố định, kiểm toán viên ghi nhận được các thông tin như sau:

- Tài sản cố định hữu hình Nguyên giá Tài sản cố định hữu hình được phản ánh theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế. Nguyên giá bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí mà Công ty bỏ ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản cố định đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí trong kỳ. Khấu hao

Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản. Mức khấu hao phù hợp với Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài chính. Loại tài sản Thời gian khấu hao (năm) Nhà cửa, vật kiến trúc 10 – 15 Máy móc, thiết bị 3 – 15 Phương tiện vận tải 10 Thiết bị dụng cụ quản lý 3-5- Tài sản cố định vô hình Quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất được ghi nhận là tài sản cố định vô hình khi Công ty được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất không có thời hạn xác định được phản ánh theo nguyên giá và không tính khấu hao. Quyền sử dụng đất có thời gian sử dụng (thời hạn thuê) được phản ánh theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế. Mức khấu hao tùy thuộc vào thời gian thuê đất. Loại tài sản Thời gian khấu hao (năm) Quyền sử dụng đất có thời hạn 303. Tình hình hoạt động tài chính Ở phần này, kiểm toán viên tìm hiểu các chỉ tiêu cơ bản về trích khấu hao tài sảncố định, mức thu nhập bình quân, thanh toán các khoản nợ đến hạn, các khoản phải nộptheo luật định, trích lập các quỹ, tổng dư nợ vay…Đối với việc trích khấu hao tài sản cố định, kiểm toán viên ghi nhận các thông tin nhưsau:Công ty áp dụng tỷ lệ khấu hao của các thiết bị là máy phát điện, máy biến áp và thiết bịnguồn điện, máy bơm nước, máy móc thiết bị sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm,thiết bị tính toán đo lường, máy móc thiết bị điện tử phục vụ quản lý theo Công văn số2536/TC-TCĐN ngày 20/03/2003 của Bộ Tài chính. Đối với các tài sản cố định khác,công ty thực hiện trích khấu hao theo quy định tại Thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ

Tài chính. Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng để trừ dầnnguyên giá tài sản qua suốt thời gian hữu dụng ước tính như sau:- Nhà xưởng, vật kiến trúc 10-15 năm- Máy móc, thiết bị 3-20 năm- Phương tiện vận tải 5-10 năm- Thiết bị văn phòng 3-5 nămb. Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát TSCĐ của khách hàng và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộv Tìm hiểu về thủ tục kiểm soát tài sản cố định Thông qua việc trao đổi trực tiếp với khách hàng các kiểm toán viên sẽ tìm hiểu vềthủ tục kiểm soát của đơn vị đối với các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ từ việc phê chuẩnđến khi đưa tài sản vào sử dụng hay thanh lý, nhượng bán. Minh họa thực tế ở công ty cổ phần XYZ: Các thủ tục kiểm soát của đơn vị đối vớikhoản mục TSCĐ sau khi các kiểm toán viên tìm hiểu được mô tả như sau:

- Tăng khi mua sắm TSCĐ: Để đảm bảo cho việc kiểm soát tại công ty, nghiệp vụ mua sắm TSCĐ chỉ phát sinh khi bộ phận có liên quan làm giấy báo hỏng và đề nghị thay thế hoặc mua mới cácTSCĐ rồi trình phòng lên kế hoạch xem xét, sau đó bộ phận kỹ thuật của đơn vị sẽ cóbiên bản thẩm tra về việc TSCĐ báo hỏng xem có thực sự bị hỏng và cần mua mới đểthay thế hay không. Nếu cần thay thế sẽ tiến hành thu thập 03 báo giá về TSCĐ cần mua sắm từ các nhà cung cấp và trình lãnh đạo công ty xem xét phê duyệt mua sắmTSCĐ. Như vậy thủ tục mua sắm TSCĐ sẽ bao gồm: Phiếu yêu cầu thay thế TSCĐ, quyếtđịnh cho phép mua mới TSCĐ của ban giám đốc, các bảng báo giá của nhà cung cấp,hợp đồng kinh tế, và các hoá đơn chứng từ liên quan. Ngoài ra khi TSCĐ về đến đơn vịthì bộ phận kỹ thuật sẽ có trách nhiệm kiểm tra lại các thủ tục trên trước khi làm thủ tụcbàn giao cho bộ phận có yêu cầu đưa vào sử dụng. Kết thúc quá trình mua sắm tất cảcác chứng từ sẽ đựợc chuyển lên phòng kế toán để hạch toán tăng TSCĐ và tính khấuhao.

- Tăng TSCĐ khi đầu tư, xây dựng mới:

Khi đơn vị phát sinh việc đầu tư xây dựng cơ bản để tăng TSCĐ thì trước tiên làphải có Dự toán do phòng kế hoạch đưa ra và Quyết định phê duyệt Dự toán của cáccấp Lãnh đạo. Trong quá trình thi công xây dựng phải có đầy đủ các chứng từ liên quanđến: vật tư (Hoá đơn mua nguyên vật liệu, giấy đề nghị mua vật tư, phiếu xuất kho),nhân công (Hợp đồng thuê mướn nhân công, bảng chấm công), các chi phí khác phải cóchứng từ hợp lệ kèm theo, sau đó lập Hồ sơ quyết toán công trình và trình lãnh đạoduyệt để xác định giá trị của TSCĐ; Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành đưavào sử dụng; cuối cùng là Biên bản bàn giao TSCĐ cho bộ phận sử dụng. Kết thúc quátrình đầu tư xây dựng cơ bản toàn bộ chứng từ, hồ sơ sẽ được chuyển lên phòng kế toánđể hạch toán tăng TSCĐ và bắt đầu tính khấu hao.

- Giảm TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán: Đơn vị sẽ tiến hành thanh lý TSCĐ khi ban kiểm kê của đơn vị đưa ra danh sáchnhững tài sản cần thanh lý từ việc kiểm kê định kỳ tất cả các tài sản cố định của đơn vị,sau đó trình lên cho Giám đốc xem xét và quyết định những tài sản nào được thanh lý.Đối với những tài sản có giá trị lớn khi có quyết định của Giám đốc về việc thanh lý,ban thanh lý sẽ được lập ra với ít nhất 3 thành viên bao gồm: Giám đốc làm trưởng banvà hai ủy viên khác là kế toán trưởng và nhân viên của phòng kỹ thuật. Ban thanh lý sẽxác định giá bán TSCĐ để từ đó xác định giá trị thu hồi, tổ chức việc thanh lý, nhượngbán theo quy định hiện hành. Trong quá trình thanh lý tài sản sẽ lập biên bản thanh lýTSCĐ . Việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát của kiểm toán viên với đơn vị khách hàng kháquan trọng, nó cho biết TSCĐ trong đơn vị được quản lý như thế nào, với mỗi nghiệpvụ tăng, giảm có được kiểm soát chặt chẽ và có vi phạm các nguyên tắc về hệ thống KSNB hay không. Dựa trên các hiểu biết đó, kiểm toán viên sẽ có sự đánh giá sơ bộvà đi đến quyết định khối lượng công việc cần thực hiện đối với thử nghiệm kiểm soátvà thử nghiệm cơ bản. Tuy nhiên, việc tìm hiểu về thủ tục KSNB của khách hàng chủyếu chỉ được thực hiện trong năm đầu kiểm toán thông qua phỏng vấn, kết hợp thu thậptài liệu và dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên. Việc làm này tuy đơn giản, gọnnhẹ, giảm bớt được khối lượng công việc xong bằng chứng có độ tin cậy chưa cao.Thông thường thì các kiểm toán viên cũng ít khi thể hiện các nội dung này trên giấylàm việc mà chỉ cập nhật khi tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Kiểm toán viên dựa vào kinh nghiệm làm việc của mình để đánh giá sơ bộ về hệthống kiểm soát nội bộ của công ty đối với khoản mục TSCĐ thông qua việc phỏng vấnbộ phận kế toán và điền vào bảng các câu hỏi được thiết kế sẵn.Minh họa với công ty cổ phần đường XYZ BẢNG DÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT Có ảnh hưởng Rủi ro nghiêmCâu hỏi kiểm trọng toán đến BCTCTSCĐ1. Có thực hiện kiểm kê TSCĐ theo đúng quy định không? Yes2. Có mang TSCĐ đi thế chấp để vay vốn không? Yes3. Tất cả các TSCĐ có được ghi sổ theo giá gốc hay không? Yes 4. Khách hàng có theo dõi riêng các TSCĐ không cần dùng, chờ thanh Yes lý không 5. Hệ thống thẻ TSCĐ có được duy trì không? Yes6. Ngoài kế toán, có bộ phận nào theo dõi và quản lý danh mục TSCĐ Nokhông?7. Khấu hao TSCĐ có được tính đúng theo các quy định hiện hành Yeskhông?8. Việc tính khấu hao TSCĐ có được nhất quán với các năm trước Yeskhông?9. Các thủ tục thanh lý TSCĐ có theo đúng quy định không? Yes10. Khách hàng có mua lại các loại bảo hiểm cho các TSCĐ cần bảo Yeshiểm không?Kết luận:• HTKSNB: Tốt R Bình thường Không tốt

• RRKT: Thấp Trung bình R Cao Kết quả tìm hiểu về hệ thống KSNB cho phép kiểm toán viên hoàn thành Bảngđánh giá RRKS. Ví dụ, kết quả tìm hiểu cho thấy câu trả lời là “Yes” cho câu hỏi “Cóthực hiện kiểm kê TSCĐ theo đúng quy định không?” thì kiểm toán viên đã ngầm địnhlà CSDL về sự tồn tại, sự đầy đủ và sự đánh giá đã được đảm bảo do đó kiểm toán viênsẽ quyết định sẽ thực hiện thử nghiệm kiểm soát cho CSDL này của khoản mục TSCĐcủa đơn vị. Nếu câu trả lời là “No” thì rõ ràng là đơn vị đã không thực hiện kiểm kêtheo đúng quy định, mà đây là một thủ tục kiểm soát rất quan trọng trong KSNB vàkiểm toán viên sẽ thực hiện thử nghiệm cơ bản để xem có sai phạm nào xảy ra không.Thông thường, đối với một câu hỏi về thủ tục kiểm soát thì câu trả lời “Yes” tương ứngvới đánh giá của kiểm toán viên là hệ thống KSNB tốt, kiểm toán viên sẽ thực hiện thử

nghiệm kiểm soát, câu trả lời “No” tương ứng với một sự yếu kém của hệ thống KSNB,kiểm toán viên sẽ thực hiện thử nghiệm cơ bản và ngược lại. Kiểm toán viên của công ty thường đánh giá hệ thống KSNB theo 3 mức là Tốt,Bình thường và Không tốt tương ứng với rủi ro kiểm soát theo 3 mức định tính là Cao,Trung bình và Thấp. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ kiểm toán nhiều khách hàng,người viết nhận thấy kiểm toán viên ở công ty thường thể hiện sự thận trọng và hoàinghi nghề nghiệp cao, trong đó hệ thống KSNB có thể được đánh giá là Tốt nhưng rủiro kiểm soát luôn được đánh giá ở mức Cao và Trung bình, tức là kiểm toán viên khôngtin tưởng hoàn toàn vào hệ thống KSNB của đơn vị. Như chúng ta đã biết kết quả của việc tìm hiểu hệ thống KSNB sẽ ảnh hưởng đếncác bước tiếp theo của cuộc kiểm toán, nó là cơ sở để đưa ra các thử nghiệm kiểm soátvà thử nghiệm cơ bản, cũng như thể hiện được tính hữu hiệu và hiệu quả của cuộc kiểmtoán. Việc sử dụng Bảng câu hỏi có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm thờigian. Tuy nhiên, nó chủ yếu còn mang tính chủ quan và dựa vào sự xét đoán cùng kinhnghiệm của kiểm toán viên thông qua các câu trả lời của kế toán trưởng hoặc kế toántổng hợp. Chính vì vậy việc thu thập và tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng nóichung và khoản mục TSCĐ nói riêng cần được tập hợp lại và lượng hoá cụ thể hơn đểđưa ra đánh giá chính xác nhất về rủi ro kiểm soát của từng đơn vị được kiểm toán. Trên thực tế, việc đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng được thực hiện còn hạnchế ở công ty AAC và nếu có thì cũng ít khi kiểm toán viên thể hiện trên giấy làm việc.Điều này gây khó khăn cho các năm kiểm toán tiếp theo, cho các kiểm toán viên mớichưa có nhiều kinh nghiệm và sự hiểu biết về đơn vị khách hàng. c. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát TSCĐ Sau khi đã có được các đánh giá sơ bộ về hệ thống KSNB, nếu đánh giá đó làtốt thì kiểm toán viên sẽ tiến hành các thử nghiệm kiểm soát ngược lại thì tiến hànhngay các thử nghiệm cơ bản. Thực tế tại AAC các kiểm toán viên ít khi thực hiện cácthử nghiệm kiểm soát. Các thử nghiệm này cũng được thực hiện chủ yếu dựa vào kinhnghiệm của kiểm toán viên, kết hợp với việc phỏng vấn nhân việc kế toán, thu thập cáctài liệu liên quan. Cuối cùng kiểm toán viên đưa ra các đánh giá của mình rồi tiếnhành kiểm toán. Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát có thể được minh hoạ ở Công ty cổphần đường XYZ như sau:

Áp dụng Thử nghiệm kiểm soát Có KhôngQuan sát TSCĐ ở đơn vị và xem xét sự tách biệt giữa các chức năng

-quản lý và ghi sổ với bộ phận bảo quản TSCĐKiểm tra tính đầy đủ của chứng từ có liên quan đến TSCĐ.

-Phỏng vấn các người có liên quan.

-Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn.

-Phỏng vấn các người có trách nhiệm để tìm hiểu quy định phân

-loại TSCĐ trong doanh nghiệp.Kiểm tra tính đầy đủ và kịp thời của việc ghi chép. -Xem xét dấu hiệu kiểm tra của hệ thống KSNB.

-Kết quả từ bảng trên cho thấy, công ty TNHH XYZ:

-Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm nghĩa là có sự tách biệt giữa hai chức năngquản lý và ghi sổ TSCĐ.

– Từ sổ chi tiết TSCĐ, kiểm toán viên tiến hành chọn một số nghiệp vụ mua mớivà thanh lý TSCĐ phát sinh trong kỳ để kiểm tra có sự phê duyệt của lãnh đạo haykhông? Qua kiểm tra cho thấy có sự phê duyệt đầy đủ của lãnh đạo công ty, cụ thể làGiấy duyệt mua sắm TSCĐ trong trường hợp mua mới TSCĐ và Quyết định thanh lý,nhượng bán TSCĐ trong trường hợp thanh lý, nhượng bán. Kiểm toán viên nhận thấy TSCĐ chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản dài hạncũng như trong toàn bộ cơ cấu tài sản của công ty cổ phần XYZ. Do đó TSCĐ là mộtkhoản mục trọng yếu. Chính vì điều này nên mặc dù qua quá trình tìm hiểu, hệ thốngKSNB được đánh giá là khá tốt nhưng điều đó không có nghĩa là đã có đủ bằng chứngđảm bảo cho công tác quản lý, sử dụng và hạch toán khoản mục này. Để có một kếtluận chính xác và đảm bảo mức rủi ro kiểm toán ở mức thấp nhất, các kiểm toán viêncủa AAC vẫn phải tiến hành các thử nghiệm cơ bản. Bên cạnh đó xuất phát từ thực tế AAC ít thực hiện các thử nghiệm kiểm soát nêncác thử nghiệm cơ bản đã dự kiến trong chương trình kiểm toán không các không thểbỏ qua mà còn không được giới hạn, rút ngắn thời gian và phạm vi thực hiện. Nếu giảmbớt được các thử nghiệm cơ bản, điều này vừa giúp cho AAC tiết kiệm được thời gian,chi phí vừa giúp cho hệ thống KSNB của khách hàng ngày một hoàn thiện. Đây cũng làmột trong các nội dung mà sau này kiểm toán viên sẽ nêu ra trong Thư quản lý kèmtheo khi phát hành Báo cáo kiểm toán của mình. d. Thủ tục phân tích TSCĐ: Thông thường, thủ tục phân tích rất ít khi được các kiểm toán viên của AAC sử dụng trong quá trình kiểm toán. Điều này có thể giải thích bởi vì kĩ thuật phân tích

đòi hỏi người thực hiện phải có nhiều kinh nghiệm thực tế, đồng thời phải có cái nhìn tổng quát và liên kết, xâu chuỗi được các vấn đề. Ngoài ra, kỹ thuật phân tích còn bị chi phối bởi các vấn đề như:

– Mức độ tin cậy của kiểm toán viên vào các thủ tục phân tích. Thường thì các kiểm toán viên cho rằng, sử dụng kĩ thuật phân tích với một khoản mục có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC như TSCĐ sẽ gặp rất nhiều rủi ro, kết quả thường không đủ độ tin cậy.

– Các thủ tục phân tích chỉ được thực hiện trên cơ sở đánh giá được hiệu lực của hệ thống KSNB, bởi lẽ hệ thống KSNB phải tốt thì việc phân tích mới hợp lý và có ý nghĩa. Trong thực tế kiểm toán, AAC chỉ thực hiện một số thủ tục phaant ích đơn giản như:

– So sánh các hoạt động mua và bán cũng như chi phí bảo dưỡng và sửa chữa với kế hoạch đầu tư và các niên độ trước.

– Tính khấu hao tổng thể theo nhóm TSCĐ và kiểm tra tính hợp lý với chi phí khấu hao.

– Yêu cầu hoặc lập bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ xảy ra trong niên độ. Thực tế tại công ty cổ phần XYZ

- Công ty TNHH XYZ đã tự lập bảng tổng hợp tăng, giảm TSCĐ, cũng nhưBảng tính khấu hao trong năm 2009. Kiểm toán viên đã kiểm tra tính chính xác của bảng tính này.

- Đơn vị tự tính khấu hao TSCĐ theo từng nhóm và cung cấp đầy đủ cho đoànkiểm toán.

Qua kiểm tra Kiểm toán viên thấy rằng đơn vị đã phân loại từng nhóm TSCĐđể tính khấu hao, và tuân theo khung khấu hao của Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày20 tháng 10 năm 2009 của Bộ tài chính. Trên thực tế, các kiểm toán viên chỉ dừng lại ở các thủ tục phân tích tương đốiđơn giản, không đi sâu vào các thủ tục quá phức tạp nên không mang lại nhiều kếtquả trong quá trình phân tích. Các kiểm toán viên vì thế cũng ít khi thực hiện các thủtục này mà thường bắt đầu ngay vào thử nghiệm chi tiết để đảm bảo tính hiệu quả củacuộc kiểm toán. e. Thử nghiệm chi tiết đối với TSCĐ: Thử nghiệm chi tiết là một khâu rất quan trọng và được chú trọng nhất trong giaiđoạn thực hiện kiểm toán tại công ty AAC. Khoản mục TSCĐ luôn chiếm một tỷ trọng

khá lớn trong cơ cấu tổng tài sản của đơn vị và là một khoản mục trọng yếu, ảnh hưởngđáng kể đến BCTC. Do đó, để đảm bảo rủi ro có thể chấp nhận được ở mức thấp nhấtthì các Kiểm toán viên của Công ty AAC gần như kiểm tra hết 100% các nghiệp vụkinh tế phát sinh trong kỳ. Mặc dù công ty đã áp dụng chương trình kiểm toán kiễu được ban hành bởi VACPAtheo quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 1 tháng 10 năm 2010 nhưng trên thực tế,với khoảng thời gian cho một cuộc kiểm toán từ 3 đến 4 ngày thì việc thực hiện theo hồsơ kiễu là rất khó khăn về mặt thời gian. Do đó, công ty đã xây dựng các thủ tục rútgọn nhằm nâng cao hiệu quả cho việc kiểm toán. Dưới đây là các thử nghiệm chi tiếtđược thực hiện theo thủ tục rút gọn đối với khoản mục TSCĐ và Khấu hao. e.

1. Thử nghiệm chi tiết đối với khoản mục TSCĐHH: v Đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp TSCĐ với số liệu trên bảng cân đối sốphát sinh Khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên yêu cầu khách hàng cung cấp bảng tổnghợp TSCĐ để từ đó kiểm tra, đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp với số trên bảng cânđối số phát sinh xem có khớp đúng không. Thực tế tại công ty cổ phần XYZ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN

– AACTên khách hàng: Công ty cổ phần đường XYZ Người lập NgàyChủ đề: TK 211 10/03/2011 Người ktra NgàyNiên độ: Năm 2010 10/03/2011Trang: .1./….. TK211 DĐK 112.853.419.093 PSN 2.271.396.718 PSC – DCK 115.124.815.811Bảng tổng hợp TSCĐ và khấu hao năm 2010 Thiết bị, Nhà cửa, Máy móc P.tiện vận tải dụng Tài sản cố Cộng vật kiến trúc thiết bị truyền dẫn cụ quản lý định khác

VND giá 17.922.755.454 92.060.126.755 2.559.146.794 311.390.090 – 112.853.419.093 Số đầu năm Tăng trong – 260.818.182 1.976.998.155 33580381 – 2.271.396.718 năm Giảm trong – – – – –

-năm -Số cuối năm 17.922.755.454 92.320.944.937 4.536.144.949 344970471 115.124.815.811 Khấu haoSố đầu năm 5.293.674.461 25.305.146.813 483.609.173 181.158.685 – 31.263.589.130Khấu hao 1.424.174.340 8.850.709.903 404.189.541 82.850.258 – 10.761.924.042trong năm – – – – –

-Giảm trongnămSố cuối năm 6.717.848.801 34.155.856.716 887.798.714 264.008.943 – 42.025.513.174 Giá trị còn lại Số đầu năm 12.629.080.993 66.754.979.941 4.052.535.776 153.859.405 – 83.590.456.115Số cuối năm 11.204.906.653 58.165.088.221 3.648.346.235 80.961.528 – 73.099.302.637Bảng tổng hợp các tài sản tăng trong năm 2010Tên tài sản Nguyên giá tài sản Ghi chúMáy đục GSH 16-30 Bosch 25.818.182 Tăng từ tháng 6/2010Tổ máy phát điện chạy bằng dầu 235.000.000 Tăng từ tháng 6/2010hiệu PerkinsXe 5 chỗ Toyota camry 3.5 79N 1.362.999.137 Tăng từ tháng 4/201018

-46Xe 16 chỗ 79 N 12-24 613.999.018 Tăng từ tháng 4/2010Máy vi tính xách tay hiệu Sony 23.628.000 Tăng từ tháng 4/2010VPCS115FG Máy điều hòa hiệu National 9.952.381 Tăng từ tháng 4/2010- Qua kiểm tra đối chiếu, kiểm toán viên nhận thấy số dư đầu kì, số phát sinh trong kỳvà số dư cuối kỳ giữa bảng tổng hợp TSCĐ với bảng cân đối số phát sinh khớp đúng sốliệu, tài sản được phân loại rõ ràng.

Kiểm tra việc ghi nhận TSCĐ của đơn vị có đúng với chuẩn mực kế toán vềTSCĐ không (VAS 03) Minh họa thực tế tại công ty cổ phần đường XYZQua kiểm tra cho thấy, một số tài sản cố định tăng trong năm nhưng chưa đủ tiêu chuẩnghi nhận là TSCĐ song đơn vị vẫn ghi tăng nguyên giá và tiến hành trích khấu hao.

– Máy điều hòa National cho phòng họp có giá trị dưới 10 triệu đồng. - Kiểm toán viên đề nghị đơn vị hạch toán giảm nguyên giá và khấu hao đãtrích, hạch toán tăng giá trị công cụ dụng cụ trong năm 2010.Bút toán điều chỉnh: 1. Nợ TK 153: 9.952.381 Có TK 211 9.952.381 2. Nợ TK 214: 2.488.095 Có TK 642 2.488.095

– Máy đục GSH 16-30 Bosch có tổng giá trị là 25.818.182, nhưng khi tiến hành kiểm tra thì thấy số lượng là 3 cái. Như vậy, giá trị của mỗi máy đục là 8.606.060, không đủ tiêu chuẩn để ghi nhận là tài sản cố định.

- Kiểm toán viên đề nghị đơn vị hạch toán giảm nguyên giá và khấu hao đã trích,hạch toán tăng công cụ dụng cụ trong năm.Bút toán điều chỉnh:

1. Nợ TK 153 25.818.182 Có TK 211 25.818.182 2. Nợ TK 214 2.581.818 Có TK 627 2.581.818 Khi kiểm tra về việc ghi nhận TSCĐ của khách hàng, kiểm toán viên của công ty đãkiểm tra chi tiết từng khoản tăng TSCĐ trong kỳ với các chứng từ liên quan; xem xétbản chất, nội dung của nghiệp vụ phát sinh xem chúng có phù hợp với quy định, chuẩnmực về việc ghi nhận TSCĐ hay không để góp ý với đơn vị điều chỉnh lại và ghi nhậncho phù hợp. v Kiểm tra các TSCĐ tăng trong kỳ Khi thực hiện kiểm tra các TSCĐ tăng trong kỳ, kiểm toán viên cần phải thực hiệncác công việc sau:

- Kiểm tra tính chính xác trên các Hoá đơn mua TSCĐ, xác minh các chi tiết của TSCĐ với Hoá đơn, hợp đồng hoặc các tài liệu liên quan đến quyền sở hữu TSCĐ. - Kiểm tra việc thanh toán TSCĐ. Đồng thời kiểm tra phiếu yêu cầu mua TSCĐ đã được chấp thuận bởi cấp có thẩm quyền. Kiểm tra xem các tài sản này có được ghi chép vào các sổ sách có liên quan không. Tham chiếu đến chính sách vốn hoá xem liệu việc mua bán tài sản có được phân loại là chi phí bị vốn hoá và có được hạch toán vào các TSCĐ có liên quan.

- Trong trường hợp TSCĐ được sản xuất bởi doanh nghiệp, kiểm toán cần kiểm tra các tài liệu có liên quan đến chi phí nhân công, chi phí thiết kế và các chi phí khác có liên quan (tham chiếu phần kiểm toán TK 241). Trong trường hợp này kiểm toán viên cần lưu ý đến khác biệt đáng kể giữa chi phí dự toán và chi phí thực tế, cũng như nguyên tắc giá phí TSCĐ không bao gồm lãi nội bộ từ hoạt động này.

- Đối với trường hợp tài sản thuê tài chính, xem xét kỹ hợp đồng thuê tài chính, đảm bảo giá phí tài sản thuê tài chính được xác định phù hợp theo quy định hiện hành.

- Đối với TSCĐ do nhà nước tặng cần lưu ý đến việc ghi nhận nguyên giá của tài sản và nghĩa vụ thuế GTGT đối với tài sản này.

- Đối với các tài sản được chuyển nhượng trong cùng một tập đoàn, kiểm toán viên cần kiểm tra để đảm bảo rằng các tài sản đó đã được xác định và báo cáo với công ty mẹ nhằm hợp nhất BCTC. Đồng thời xem xét có phát sinh chi phí vận chuyển không vì chi phí vận chuyển phải được tính vào chi phí trong kỳ, không được ghi tăng nguyên giá. Với công ty cổ phần đường XYZ, kiểm toán viên đã tiến hành kiểm tra các hóađơn, chứng từ và hồ sơ kèm theo. Với các máy móc thiết bị, đơn vị đã có đủ phiếu yêucầu mua mới, bảng báo giá, hóa đơn tài chính, hợp đồng kinh tế và biên bản bàn giao đưa vào sử dụng. Thông thường, bên cạnh bảng tổng hợp tăng tài sản sẽ có cột ghi chú. Sau khi kiểm tra, nếu nhận thấy đã đủ hồ sơ chứng từ, kiểm toán viên sẽ đánh ký hiệu xác nhậnvào ô đó. Nếu không đầy đủ, kiểm toán viên mới ghi các tài liệu còn thiếu vào ô ghichú.

Minh họa thực tế tại công ty cổ phần A Công ty cổ phần A là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực vận tải, là một khách hàngcủa AAC.

– Trong năm đơn vị có đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu Hậu Cần, số tiền1.809.420.560 đồng. Qua kiểm tra xem xét, kiểm toán viên nhận thấy, cơ sở hạ tầng này đã đưa vào sử dụng để làm cây xăng, văn phòng xí nghiệp kinh doanh vận tải và dịchvụ kỹ thuật nhưng công ty chưa hoàn tất hồ sơ để tăng tài sản cố định và trích khấu hao.

- Sau khi kiểm tra và xác thực vấn đề, kiểm toán viên lưu ý đơn vị bổ sung hồsơ để hạch toán tăng tài sản cố định và trích khấu hao bổ sung: 85.007.719 đồng (tạmtăng từ ngày 1/1/2010: 1.700.154.370 đồng, khấu hao 20 năm)

– Một số Công trình đầu tư tài sản đã hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụngnhưng chưa quyết toán. Công ty tăng tài sản, trích khấu hao phân bổ vào chi phí trongkỳ, cụ thể:Công trình Số tiền Ngày nghiệm thu Ghi chú Kho Thọ Quang 9.543.173.019đ 29/12/2009 Tăng 211Cây xăng dầu 1.153.832.861đ 17/05/2010 Tăng 211 - Đề nghị bổ sung hồ sơ quyết toán Thông thường, số tài sản tăng trong kỳ của các đơn vị là không quá nhiều. Do đó, kiểm toán viên thường kiểm tra toàn bộ chứng từ và tài liệu một cách kỹ lưỡng,không tiến hành chọn kiễu các tài sản. v Kiểm tra các TSCĐ giảm trong kỳ Đối với các tài sản giảm trong kỳ, khi kiểm tra kiểm toán viên cần đảm bảo đượccác mục tiêu sau:

- Đảm bảo các tài sản được thanh lý, chuyển nhượng phát sinh trong kỳ đã được phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán và BCTC.

- Kiểm tra chọn kiễu các tài sản có giá trị lớn.

- Đối chiếu các khoản thu từ thanh lý TSCĐ có giá trị lớn với sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Đảm bảo số tiền thu được từ thanh lý, nhượng bán là hợp lý (không quá thấp) đặc biệt lưu ý trong trường hợp bán cho các bên có liên quan.

- Kiểm tra việc tính toán lãi lỗ từ thanh lý TSCĐ, đối với các tài sản thuê tài chính, cần kiểm tra khoản lãi lỗ phát sinh khoản tiền thuê được thối lui hoặc các điều khoản chấm dứt hợp đồng thuê.

- Kiểm tra biên bản thanh lý TSCĐ do các người có thẩm quyền trong đơn vị thông qua (đối với DNNN, việc thanh lý các tài sản quan trọng cần có sự phê duyệt của cơ quan chủ quản).

- Xác minh xem khách hàng có biện pháp thu hồi đối với các tài sản bị thải hồi không.Đối với công ty cổ phần đường XYZ, trong năm công ty không có nghiệp vụ thanhlý tài sản cố định nên kiểm toán viên không thực hiện việc kiểm tra này.Chúng ta có thể xem xét việc kiểm tra tài sản giảm của kiểm toán viên ở công ty cổ phần B, một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phát triển cộng nghệ và tham khảo. Trong năm, đơn vị có phát sinh một số nghiệp vụ giảm TSCĐ như sau:

- Giảm máy tính xách tay do bị mất cắp Nguyên giá: 12,580,750 Khấu hao lũy kế: 9,435,563 Giá trị còn lại: 3,145,187 Trong phần giá trị còn lại, số đã bồi thường: 2,000,000; chi phí khác:1,145,187. Đơn vị đã có biên bản họp về xử lý tài sản mất cắp. - Sau khi kiểm tra, kiểm toán viên yêu cầu đơn vị sử dụng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp tổn thất.

- Trong năm, công ty có thanh lý xe ô tô (đã khấu hao hết) nhưng chưa ghi giảm nguyên giá TSCĐ. Số tiền: 310,000,000 đồng.

- Đề nghị hạch toán Nợ TK 214: 310,000,000 Có TK 211: 310,000,000v Kiểm tra sự tồn tại của TSCĐKiểm toán viên có thể kiểm tra sự tồn tại của tài sản cố định bằng một số cách nhưsau: - Xem xét tính liên tục trong hoạt động kinh doanh trước và sau ngày lậpbảng cân đối kế toán; hoặc thông qua các hiểu biết về năng lực sản xuất; kết quảhoạt động; hoặc thông qua việc xem xét chi phí sửa chữa và bảo dưỡng máy mócthiết bị. - Kiểm toán viên có thể kiểm tra sự tồn tại của tài sản thông qua việc xemxét các bằng chứng bổ sung về số liệu và báo cáo sản xuất, mối liên hệ của chúngvới các nhóm tài sản, đơn vị sản xuất có liên quan hoặc thông qua việc xem xét sản

lượng được sản xuất ra bởi các tài sản tương tự của năm trước; kế hoạch sản xuất và hiểu biết của kiểm toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Phương pháp hiệu quả nhất để xác định sự tồn tại của TSCĐ chính là kiểm kê TSCĐ. Kiểm toán viên có thể thực hiện kiểm kê TSCĐ đồng thời kiểm kê hàng tồn kho. Bằng cách kiểm kê TSCĐ, kiểm toán viên có thể có được các bằng chứng về việc liệu tài sản có chịu sự kiểm soát của khách hàng hay không và liệu chúng bị lạc hậu hay không thể sử dụng đúng mức hay không. - Nếu kiểm toán viên đã kiểm tra sự tồn tại của TSCĐ trước ngày lập bảng cân đối kế toán thì vẫn cần cân nhắc xem liệu có cần xác nhận lại sự tồn tại của tài sản tại ngày lập bảng cân đối kế toán hay không. Nếu tài sản tồn tại tại ngày lập bảng cân đối kế toán thì kiểm toán viên cần kiểm tra xem liệu chúng có bị thanh lý hay nhượng bán không. Thực tế ở công ty cổ phần đường XYZ: Công ty AAC thường không thể cùng chứng kiến kiểm kê với khách hàng vì khôngcó đủ thời gian trong suốt mùa kiểm toán. Do đó, kiểm toán viên chấp nhận biên bảnkiểm kê tài sản mà đơn vị cung cấp. Trương hợp ở công ty XYZ cũng như vậy. Công ty XYZ đã thực hiện kiểm kê tài sản tại ngày 31/12/2010. Sau khi đối chiếu sốliệu giữa biên bản kiểm kê và số trên sổ, số liệu khớp đúng. Để kiểm tra tính hiện hữu của TSCĐ vào cuối kỳ thì phương pháp kiểm kê là mộtthủ tục rất hữu hiệu và cung cấp các bằng chứng đáng tin cậy nhất cho kiểm toánviên. Việc Công ty AAC không tham gia chứng kiến kiểm kê có thể là một rủi ro đốivới việc kiểm toán khoản mục TSCĐ. Trong quá trình kiểm kê, kiểm toán viên sẽ lưu ýđược các TSCĐ không nằm ở đơn vị (đang được giữ hộ bởi bên thứ ba hay đangcầm cố, thế chấp …) cũng như phỏng vấn nhân viên để kiểm tra quyền sở hữu của đơnvị đối với TSCĐ. Tuy nhiên, việc chứng kiến kiểm kê cũng thường gặp phải một số khó khăn như sau: ² Một số tài sản không thể tách riêng với các tài sản cùng loại do không có sự phân biệt về số phân xưởng (nhà máy). Trong trường hợp này nếu tài sản có giá trị lớn, thì kiểm toán viên cần kiểm tra tất cả các tài sản của loại đó. Nếu tài sản có giá trị nhỏ, thì kiểm toán viên cần xem xét việc đưa chúng ra khỏi TSCĐ. ² Nếu tài sản không có trong cuộc kiểm kê (ví dụ như tàu hay xe vận tải) hoặc không thể tiếp cận được (thiết bị đào mỏ, cáp dưới biển) thì trong các

trường hợp đó, kiểm toán viên cần tìm kiếm các bằng chứng thích hợp bằng cách tham chiếu đến: báo cáo của kỹ sư nhà máy; chính sách bảo hiểm; các đánh giá của bên thứ ba; phân tích các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa; thu nhập do các tài sản đó mang lại. ² Tài sản có thể thuộc quyền sở hữu của bên thứ ba. Trong trường hợp này kiểm toán viên cần gởi giấy báo hoặc kiểm tra việc nhận doanh thu cho thuê tài sản. ² Kiểm toán viên cần lưu ý đến trường hợp tăng giảm TSCĐ phát sinh gần ngày lập bảng cân đối kế toán đặc biệt nếu sự biến động này liên quan đến các công trình xây dựng dở dang. v Kiểm tra TSCĐ trường hợp đánh giá lại tài sản Nếu đơn vị được kiểm toán có phát sinh hoạt động đánh giá lại giá trị tài sản thìkiểm toán viên cần kiểm tra để bảo đảm rằng:

– Các trường hợp đánh giá lại TSCĐ đều phù hợp với quy định.

– Đảm bảo rằng người đánh giá lại tài sản phải có đủ năng lực cần thiết và độc lập với khách hàng.

– Nếu TSCĐ bị giảm giá trị do lạc hậu, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mức, hoặc tồn tại các bất hợp lý khác thì kiểm toán viên cần nêu ý kiến vào thư quản lý.

– Đảm bảo chênh lệch tăng/giảm do đánh giá lại tài sản được xác định chính xác và hạch toán phù hợp với quy định hiện hành. Thực tế tại công ty cổ phần đường XYZ: Đơn vị đã đánh giá lại giá trị của TSCĐ trong năm 2006 khi xác định lại giá trịdoanh nghiệp để thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu từ Công ty TNHH thành Côngty Cổ phần. Việc xác định lại giá trị doanh nghiệp được đơn vị thực hiện bằng cách thuêcông ty AAC vào cuối năm 2006. Trong năm 2010, công ty không có hoạt động đánh giá lại giá trị tài sản doanhnghiệp. Do đó, có thể lấy Công ty cổ phần C để làm ví dụ minh họa. Công ty cổ phần C là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực vận tải, công ty làkhách hàng thường niên của AAC. Trong năm 2010 (1/6.2010), đơn vị có tự thực hiệnđánh giá lại một TSCĐ ( Máy trộn HD750 Nga ) khi chuẩn bị chuyển xuống cho mộtđơn vị phụ thuộc. Nguyên giá trước khi đánh giá lại: 1.350.127.000 Nguyên giá sau khi đánh giá lại: 1.425.375.000

Giá trị tăng thêm (đưa vào 711): 75.248.000

- Kiểm toán viên đề nghị hủy các bút toán đánh giá lại TSCĐ (bằng cách ghi âm)giảm giá trị TSCĐ và giảm chi phí đã khấu hao vì theo quy định thì một đơn vị chỉ thựchiện đánh giá lại Tài sản của mình trong các trường hợp như sau:

– Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyểnđổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán,cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổicông ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. (Trích TT203 ngày 20/10/09 của Bộ tài chính) Đối với việc kiểm tra các TSCĐ được đánh giá lại trong kỳ, các kiểm toán viêncủa công ty đã tiến hành thông qua các trường hợp tăng TSCĐ trong kỳ và tìm hiểunguyên nhân đánh giá lại, có phù hợp với quy định của pháp luật không. Đối với cácđơn vị khách hàng mà công ty kiểm toán vào năm đơn vị mới cổ phần hóa xong thìviệc kiểm tra lại nguyên giá TSCĐ rất đơn giản. Kiểm toán viên chỉ cần đối chiếunguyên giá TSCĐ trên danh mục tài sản vào năm kiểm toán mà đơn vị cung cấp với sốtiền trên biên bản đánh giá lại giá trị tài sản khi đơn vị cổ phần hóa. Vì vậy thử nghiệmchi tiết đối với nghiệp vụ này được các kiểm toán viên công ty kiểm tra khá kỹ bởi đâylà vấn đề quan trọng không chỉ ảnh hưởng tới khoản mục TSCĐ và nó còn liên quan tớivấn đề hoạt động liên tục của doanh nghiệp. v Kiểm tra việc trình bày và công bố về khoản mục TSCĐ trên BCTC Khi kiểm tra việc trình bày và công bố về khoản mục TSCĐ trên BCTC, các kiểmtoán viên cần thực hiện các nội dung như sau:

– Kiểm tra xem đơn vị có mang TSCĐ đi cầm cố, thế chấp hay không thông qua việc xem xét khế ước vay, hợp đồng. Kiểm toán nên phỏng vấn Ban giám đốc xem liệu có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra đối với TSCĐ hay không.

– Kiểm tra việc trình bày TSCĐ trên các BCTC trong đó bao gồm cả việc giải trình các tài sản mà khách hàng có ý định thanh lý, tài sản bị tranh chấp, các cam kết về vốn, các thay đổi trong việc tính khấu hao.

– Đối với bất động sản: việc chuyển quyền sở hữu có quy định đặc biệt, vì thế kiểm toán viên cần xem xét các tài liệu theo quy định của pháp luật hiện hành chứng nhận quyền sở hữu (ví dụ như có chứng nhận của cơ quan công chứng).

– Đối với tài sản mua mới sau đó bán đi để thuê lại, kiểm toán cần tìm kiếm các bằng chứng liên quan đến nghiệp vụ đó bằng cách xem xét các tài liệu có liên quan trong việc mua, bán, thuê.

– Đảm bảo rằng không có bất kỳ sự kiện phát sinh sau ngày kế toán có mối quan hệ nhân quả với các nghiệp vụ về TSCĐ trong niên độ.Thực tế tại công ty cổ phần đường XYZ Khi lập bản thuyết minh BCTC cho đơn vị này thì kiểm toán viên đã trình bày rõcác vấn đề sau:

• Toàn bộ tài sản cố định hữu hình được thế chấp để đảm bảo các khoản vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.

• Nguyên giá tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng tại ngày 31/12/2010 là 437.471.800 đồng.

• Đơn vị không tồn tại tài sản Thuê tài chính (không cho thuê và không đi thuê).

• Đơn vị không có các sự kiện phát sinh trước, sau ngày lập BCTC liên quan đến TSCĐ. Tại công ty AAC khi tiến hành kiểm toán BCTC cho một khách hàng thường thì họsẽ tiến hành lập Bản thuyết minh BCTC cho đơn vị đó, chính vì thế việc trình bày cácvấn đề liên quan đến TSCĐ trên BCTC được các kiểm toán viên của công ty thực hiệnrất đầy đủ, chi tiết từng vấn đề liên quan để các người sử dụng BCTC có thể hiểuđược một cách dễ dàng nhất. Tuy nhiên khi trình bày về các TSCĐ của đơn vị kháchhàng đem đi thế chấp tại các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, do hạn chế về mặtthời gian và nguồn nhân lực các khoản này thường thì không được kiểm tra cặn kẽ,bởi lẽ các TSCĐ đem đi thế chấp hay cho thuê, các kiểm toán viên chỉ tiến hànhkiểm tra chúng thông qua các hợp đồng tín dụng và phô tô một bản làm bằng chứngkiểm toán và lưu trong Hồ sơ thường trực, chứ chưa tiến hành gửi thư xin xác nhận củabên thứ ba, việc này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn vì bằng chứng kiểm toán do bênngoài cung cấp đảm bảo tính tin cậy cao hơn. Như vậy, nhìn chung việc tiến hành các thử nghiệm chi tiết đối với khoản mụcTSCĐ hữu hình được các kiểm toán viên của công ty thực hiện khá đầy đủ và chi tiết.Tuy nhiên việc thực hiện một số thủ tục còn chưa có hiệu quả cao như: việc kiểm tra vềsự tồn tại của TSCĐ qua kiểm kê, các kiểm toán viên tại một số đơn vị chấp nhận Biênbản kiểm kê của họ mà không tham gia trực tiếp vào quá trình này, nó có thể dẫn tới rủiro trong kiểm toán nếu như Biên bản kiểm kê khách hàng lập chưa chính xác; hay đối

với việc gửi thư xin xác nhận của các bên có liên quan khi giữ các TSCĐ không có ởđơn vị hay các TSCĐ đơn vị mang đi thế chấp. Thử nghiệm chi tiết với TSCĐ vô hình • Bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại: Kiểm tra việc đăng ký tại cơ quan đăng ký hoặc yêu cầu cơ quan này gửi cho kiểm toán viên bản copy về bản đăng ký, đảm bảo thời hạn đăng ký của nhãn hiệu thương mại vẫn còn hiệu lực; Nếu khách hàng sở hữu bằng phát minh sáng chế nhưng bản quyền không lưu giữ tại cơ quan đăng ký thì kiểm toán viên cần kiểm tra các thoả thuận về chuyển nhượng quyền sở hữu từ các chủ sở hữu trước.

• TSCĐ vô hình khác: Kiểm tra các tài liệu chứng minh về quyền sở hữu hoặc tìm bằng chứng về sự tồn tại quyền sở hữu từ các nguồn khác như: tiền thu từ bản quyền, bằng chứng liên quan đến các khoản chi đối với chi phí phát triển. Kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc hình thành nên TSCĐ vô hình, các chi phí phát sinh như chi phí nghiên cứu không được ghi nhận TSCĐ vô hình, còn các chi phí triển khai có đủ điều kiện để ghi tăng TSCĐ vô hình hay không; thời gian sử dụng; riêng quyền sử dụng đất có thời hạn phải có Giấy phép sử dụng đất quy định thời gian sử dụng.Thực tế tại công ty cổ phần đường XYZ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN– AACTên khách hàng: Công ty cổ phần đường XYZ Người lập NgàyChủ đề: TK 213 10/03/2011 Người ktra NgàyNiên độ: 31/12/2010 10/03/2011Trang: .1./….. TK 213 DĐK 123.810.753 PSN 4.855.535.650 PSC – DCK 4.979.346.403 Các khoản tăng tài sản cố định vô hình trong kỳ là quyền sử dụng đất tại các địađiểm sau:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Số tiền Diện tích Xã Krong Jing, huyện M’Đrắk, Đăk Lăk 58.150.600 100 m2 Xã Krong Jing, huyện M’Đrắk, Đăk Lăk 139.561.400 220 m2 51A Yersin, phường Phương Sài, Nha Trang 4.657.823.650 411,6 m2 Qua việc kiểm tra các tài sản cố định vô hình tăng trong kỳ, kiểm toán viên nhậnthấy các tài sản này là quyền sử dụng đất không có thời hạn, riêng đối với quyền sửdụng 220 m2 đất ở huyện M’Đrắk là có thời hạn 6 năm. Tất cả đều có hóa đơn, chứng từhợp lệ kèm theo. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên cũng nhận thấy trong năm2010, đơn vị có mua một phần mềm kế toán máy trị giá 15.000.000 đồng vào tháng6/2010. Tuy nhiên, đơn vị lại theo dõi trên TK 242 và thực hiện phân bổ trong 2 năm.Số đã phân bổ trong kỳ là 3.750.000. - Kiểm toán viên đề nghị đơn vị giảm chi phí trả trước dài hạn trong kỳ và tăngnguyên giá tài sản cố định vô hình, đồng thời trích khấu hao trong kỳ. Bút toán điều chỉnh: 1. Nợ TK 213 15.000.000 Có TK 242 15.000.000 2. Nợ TK 214 3.750.000 Có TK 642 3.750.000 Với công ty cổ phần A, trong kỳ đơn vị có mua một căn nhà cùng với quyền sửdụng đất tại 59 Ba Đình. Chi phí liên quan đến việc mua nhà này là 24.240.000 baogồm phí trước bạ và phí công chứng. Tuy nhiên, kế toán của đơn vị đã hạch toán toànbộ khoản chi phí này vào nguyên giá của tài sản cố định vô hình, điều này là chưa phùhợp. - Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị phân bổ chi phí này cho cả TSCĐ hữu hình và vôhình theo giá mua. Bút toán điều chỉnh: Nợ TK 211 4.040.000 Có TK 213 4.040.000 Tài sản cố định vô hình là loại tài sản rất ít phát sinh tại đơn vị do đó với mỗi nghiệpvụ liên quan đến chúng đều được kiểm tra đầy đủ và đi vào bản chất của các nghiệp vụ này.

Thử nghiệm chi tiết với khấu hao TSCĐ v Kiểm tra khấu hao TSCĐ: Kiểm tra về khấu hao TSCĐ, kiểm toán viên phải thực hiện đảm bảo các mục tiêu: – Đảm bảo rằng phương pháp khấu hao áp dụng tại đơn vị phù hợp với quy định hiện hành và nhất quán với năm trước, nếu có sự thay đổi thì lý do thay đổi phải chính đáng. – Đảm bảo tỷ lệ khấu hao phù hợp với thời gian hữu dụng của tài sản và quy định hiện hành của pháp luật.

– Đối chiếu chi phí khấu hao giữa các năm và giải thích sự khác biệt hoặc thay đổi bất thường

– Kiểm tra xem đơn vị đã thực hiện đăng ký khấu hao với cơ quan thuế hay chưa.Thực tế tại công ty cổ phần XYZ Kiểm toán viên đã tiến hành kiểm tra TSCĐ của đơn vị trích khấu hao có nhấtquán giữa các tháng, quý và chính sách khấu hao có thay đổi hay không; thời gian sửdụng của từng loại TSCĐ có phù hợp với khung thời gian sử dụng của TT203/2009/TT-BTC không. Kết quả, đơn vị trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gianhữu dụng ước tính của tài sản. Mức khấu hao phù hợp với thông tư 203/2009 TT-BTCcủa bộ tài chính. Thời gian tính khấu hao được tổng hợp trên bảng thuyết minh BCTC như sau:Loại tài sản Thời gian khấu hao (năm)Nhà cửa, vật, kiến trúc 10-25Máy móc, thiết bị 3-15Phương tiện vận tải 10Thiết bị, dụng cụ quản lý 3-5 CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN – AAC

Tên khách hàng: Công ty cổ phần đường XYZ Người lập NgàyChủ đề: TK 214 11/03/2011 Người ktra NgàyNiên độ: 31/12/2010 11/03/2011Trang: .1./….. TK 214 DĐK 31.263.589.130 PSN 10.761.924.042 PSC – DCK 42.025.513.174

Bảng tính khấu hao TSCĐ Tại ngày 31/12/2010 Nhóm Nguồn vốn Thời Số TSCĐ gian Mức trích khấu Tên tài sản Năm lượn Nguyên giá Số đã hao mòn Giá trị còn lại theo khấu hao 2010Stt sử g TT 203 hao dụng Vốn bổ Chủ sở hữu Khấu hao sung1 2 3 5 6 7 8 9 10 11 Nha- cöûa, vaätA 17,922,755,359 15,775,207,947 – 2,147,547,507 5,263,402,359 12,659,353,095 1,424,174,340 kieán truùc1 Nha- nghæ ñoåi ca 2006 1 F-2 108,907,870 108,907,870 15 29,042,098 79,865,772 7,260,5252 Coång töô-ng ra-o 2006 1 F-5 267,457,403 267,457,403 10 106,982,962 160,474,441 26,745,7403 Nha- baûo veä 2006 1 F-2 12,562,991 12,562,991 15 3,350,130 9,212,861 837,533 Nha- taém, nha-4 veä sinh 2006 1 F-2 31,774,167 31,774,167 15 8,473,112 23,301,055 2,118,278 Saân va- ñöô-ng5 noäi boä 2006 1 F-3 656,897,273 656,897,273 10 262,758,910 394,138,363 65,689,7276 Nha- sau BQL 2006 1 F-2 16,495,752 16,495,752 15 4,398,868 12,096,884 1,099,7177 Nha- aên 200 choã 2006 1 F-2 251,581,713 251,581,713 15 67,088,456 184,493,257 16,772,114… …. … … … … … … … … … … … Maùy moùc thieátB 93,320,944,937 51,947,800,212 – 40,373,144,725 25,305,146,813 66,754,979,941 8,850,709,903 bò ñang du-ng Maùy khoan caùnh1 laéc Z3050x16 2006 1 B-1 70,866,429 70,866,429 5 56,693,143 14,173,286 14,173,2862 Thieát bò eùp 2006 1 B – 14 764,975,479 764,975,479 8 382,487,739 382,487,740 95,621,9353 Khôùp noái an toa-n 2006 1 B – 14 123,580,395 123,580,395 8 61,790,197 61,790,198 15,447,549 Thieát bò trao ñoåi4 nhieät 2006 1 B – 14 726,943,959 726,943,959 8 363,471,980 363,471,979 90,867,9955 Heä thoáng noài hôi 2006 1 B – 14 1,476,011,235 1,476,011,235 8 738,005,618 738,005,617 184,501,4046 Thieát bò loïc taám 2006 2 B – 14 168,477,940 168,477,940 8 84,238,970 84,238,970 21,059,7437 Thieát bò coâ ñaëc 2006 1 B – 14 56,025,511 56,025,511 8 28,012,756 28,012,755 7,003,189… … … … … … … … … … … … …. Phöông tieän vaänC 4,536,144,949 – – 4,536,144,949 483,609,173 4,052,535,776 404,189,541 taûi Xe 08 choã hieäu1 Toyota Zace Surf 2006 1 D-1 414,842,764 414,842,764 10 152,109,014 262,733,750 41,484,276 (79D 20-77)

Xe Misubishi CANTER2 2,5 taán (79D 2006 1 D-1 279,123,041 279,123,041 10 93,041,013 186,082,028 27,912,304 12-76) Xe Ford Everest 7 10/2003 choã (79D 39-86) 7 1 D-1 518,799,601 518,799,601 10 116,729,910 402,069,691 51,879,9604 Xe 4 choã Camry 2.4 8/200 1 D-1 794,316,364 794,316,364 10 112,528,152 681,788,212 79,431,636 79D 72-79 8 Xe oâtoâ Ford Ranger UF5F902 11/2005 ma-u ñen (79D 9 1 D-1 552,065,024 552,065,024 10 9,201,084 542,863,940 55,206,502 04-69)6 Xe 5 choã Toyota 04/201 1 D-1 1,362,999,137 1,362,999,137 10 1,362,999,137 102,224,935 camry 3.5 79N 18-46 07 Xe 16 choã 79N 12-24 04/201 0 1 D-1 613,999,018 613,999,018 10 613,999,018 46,049,926.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. … …D TSCÑ Vaên Pho-ng 344,970,471 60,991,841 – 283,978,630 181,158,685 163,811,786 82,850,2581 Duïng cuï, ba-n gheá 2006 1 E-3 11,211,177 11,211,177 3 11,211,177 – Heä thoáng toång2 ña-i Panasonic 2006 1 E-2 16,973,000 16,973,000 3 16,973,000 0 KXTA 616 BX3 Maùy chaám coâng 2006 1 E-2 10,828,800 10,828,800 3 10,828,800 -4 Maùy photocopy 2006 1 E-2 21,978,864 21,978,864 3 21,978,864 – 2030 -Toshiba5 Maùy in Epson LQ 2006 1 E-2 11,000,000 11,000,000 3 11,000,000 0 21806 Maùy vi tính xaùch 5/2007 1 E-2 16,057,143 16,057,143 3 14,273,016 1,784,127 1,784,127 tay7 Maùy in kim Epson LQ 12/200 2 E-2 20,571,428 20,571,428 3 13,714,285 6,857,143 6,857,143 2180 7.. … … … … … … … … … … … …E TSCÑ VOÂ HÌNH 123,810,753 – – 123,810,753 16,508,100 107,302,653 4,127,025 Quyeàn söû duïng 9/2001 ñaát 6 H 123,810,753 123,810,753 30 16,508,100 107,302,653 4,127,025 Toång coäng 115,248,624,564 67,784,000,000 – 47,464,626,564 31,249,825,128 83,737,983,250 10,766,051,067

v Kiểm tra tính hợp lý của tỷ lệ khấu haoĐể kiểm tra tính hợp lý của tỉ lệ khấu hao, kiểm toán viên cần xem xét các vấn đề sau: – Kiểm tra xem có sự thay đổi về tỷ lệ khấu hao của một tài sản hay nhóm tài sảnkhông, việc thay đổi đó có được xem xét cùng với việc xem xét lại thời gian sử dụng hữu íchcủa tài sản hay không. – Kiểm tra xem nếu có quá nhiều TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn được sử dụng,thì có thể các tài sản đó được khấu hao quá nhanh so với mức cần thiết. – Nếu có chính sách thay thế tài sản sau một thời gian nhất định, thì kiểm toán viên cầnđảm bảo rằng tỷ lệ khấu hao phải nhất quán với chính sách này. – Đối với tài sản thuê tài chính thì liệu thời gian khấu hao được xác định bằng thời gianhữu ích của tài sản hay thời gian đi thuê. Nếu không chắc chắn là khách hàng sẽ có quyền sởhữu tài sản khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản sẽ được khấu hao theo thời gian ngắn hơngiữa thời hạn thuê hoặc thời gian sử dụng hữu ích – Nếu đơn vị có TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất vô thời hạn thì kiểm tra xem đơnvị có thực hiện theo quy định là không phải trích khấu hao hay không.Thực tế tại công ty cổ phần đường XYZ:Trong năm, đơn vị không có sự thay đổi nào về tỷ lệ tính khấu hao. Tuy nhiên, sau khi kiểmtra về việc trích khấu hao các tài sản cố định của đơn vị thì kiểm toán viên phát hiện một sốvấn đề như sau: – Các tài sản tăng trong năm 2010, đơn vị trích khấu hao theo tháng mà không tríchkhấu hao theo ngày đưa vào sử dụng là không phù hợp. Ngày đưa vào sử Số trích theo Số trích theoTên tài sản dụng tháng ngày Chênh lệchTổ máy phát điện chạybằng dầu hiệu Perkins 3/6/2010 9,791,667 11,260,417 1,468,750Xe 5 chỗ Toyota camry3.5 79N 18-46 27/4/2010 102,224,935 92,002,442 -10,222,493Xe 16 chỗ 79 N 12-24 20/4/2010 46,049,926 42,638,820 -3,411,106Máy vi tính xách tay hiệuSony VPCS115FG 25/4/2010 5,907,000 5,360,056 -546,944Tổng cộng 163,973,528 151,261,735 -12,711,793

Như vậy, số trích theo ngày nhỏ hơn số trích theo tháng là 12,711,784 đồng.- Kiểm toán viên đề nghị điều chỉnh giảm phần khấu hao bị chênh lệch này. – Đối với TSCĐ vô hình, quyền sử dụng 220 m2 đất ở M’Đrắk là quyền sử dụng đất cóthời hạn (6 năm) nên phải trích khấu hao. Trong kỳ đơn vị không thực hiện trích là chưa phùhợp. Số khấu hao cần trích thêm bù là 13,568,469 đồng. (Bắt đầu sử dụng từ 1/6/2010)- Đề nghị đơn vị trích bổ sung. Bút toán điều chỉnh: Nợ TK 627 13,568,469 Có TK 214 13,568,469v Kiểm tra lại phân tích chi tiết Kiểm toán viên có thể ước tính chi phí khấu hao bằng cách lấy tổng nguyên giá nhân vớicác tỷ lệ khấu hao hoặc dựa trên tỷ lệ khấu hao/nguyên giá tài sản năm trước.Trong thực tế, các Kiểm toán viên của Công ty AAC không thực hiện việc ước tính Chi phíkhấu hao mà chủ yếu KTV sẽ kiểm tra lại mức khấu hao của tất cả TSCĐ dựa trên Bảng tínhkhấu hao do khách hàng lập. Điều này sẽ đảm bảo được sự kiểm tra chính xác cao nhất, ít rủiro mặc dù tốn khá nhiều thời gian.e4. Thử nghiệm chi tiết đối với chi phí đầu tư xây dựng cơ bản Khi thực hiện kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm toán viên thường thựchiện các công việc sau: – Kiểm tra giá trị TSCĐ hình thành từ công trình XDCB hoàn thành: Kiểm tra hồ sơ cóliên quan đối với giá trị các công trình. Kiểm tra việc chấp thuận đối với giá trị từng côngtrình. Đối với các hợp đồng xây dựng, đối chiếu giá trị công trình XDCB đã hoàn thành với“Quyết toán công trình hoàn thành” đã được phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Trường hợpnghi ngờ về tính trung thực và mức độ rủi ro thì kiểm toán viên nên đề nghị cung cấp dịch vụkiểm toán công trình XDCB hoặc thoả thuận với khách hàng ghi chú trên BCTC và Báo cáokiểm toán. Kiểm tra chứng từ khác có liên quan. – Kiểm tra biên bản kiểm kê cuối kỳ. – Kiểm tra các chi phí phát sinh, chứng từ liên quan đến sửa chữa lớn, nâng cấp TSCĐ.Kiểm tra xem liệu việc nâng cấp có đủ tiêu chuẩn để ghi nhận là TSCĐ hay không.

Thực tế tại công ty cổ phần đường XYZ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN – AAC Tên khách hàng: Công ty cổ phần đường XYZ Người lập Ngày Chủ đề: TK 241 11/3/2011 Người ktra Ngày Niên độ: 31/12/2010 11/3/2011 Trang: .1./….. TK 241 DĐK 2.716.719.695 PSN 578.590.567 PSC – DCK 3.295.310.262Chi tiết các công trình xây dựng cơ bản mà đơn vị thực hiện trong kỳ Tên công trình Chi phí p/s trong kỳ Dự án xây dựng nhà máy phân bón NPK 323.058.000 Dự án nâng công suất 3000 TMN 137.258.952 Bãi tập kết nguyên liệu mía 118.273.615 Tổng cộng 578.590.567Kiểm toán viên kiểm tra từng khoản phát sinh trên TK 241: – Đối với dự án xây dựng nhà máy phân bón NPK, các khoản phát sinh là từ việc mua nguyên vật liệu, máy móc và chi trả chi phí nhân công xây dựng. Tất cả các khoản nguyên vật liệu và máy móc mua vào đều có hóa đơn chứng từ hợp lệ (hóa đơn tài chính, bảng báo giá, quyết định duyệt mua…). Với chi phí nhân công xây dựng, đơn vị đã có bảng chấm công và chữ ký nhận tiền của công nhân. – Đối với dự án nâng công suất 3000 TMN, các khoản phát sinh là từ việc mua một số bộ phận máy để nâng cấp thiết bị sản xuất nhằm tăng công suất máy. Việc mua mới này đã nằm trong dự toán công trình từ năm trước, hóa đơn chứng từ đều đầy đủ và hợp lệ. – Đối với công trình xây dựng Bãi tập kết nguyên liệu mía tại xã Ninh Xuân: đây là các khoản phát sinh từ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng (PC567/6 và PC752/6), khi kiểm tra chứng từ phát sinh liên quan kiểm toán viên nhận thấy diện tích thực hiện đền bù lớn hơn diện tích theo quyết định giao đất của UBND xã Ninh Xuân, danh sách nhận tiền đền bù chưa có xác nhận của chính quyền địa phương. - Kiểm toán viên đề nghị bổ sung quyết định giao đất bổ sung và xác nhận danh sách nhận tiền

Đơn vị không thực hiện kiểm kê cuối kỳ Thử nghiệm chi tiết đối với các khoản phát sinh liên quan tới chi phí xây dựng cơ bản đượccác kiểm toán viên kiểm tra chi tiết từ việc kiểm tra các dự toán toán được lập tới khi côngtrình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng. Đối với các khoản này khi phát sinh đều đượctập hợp và lưu vào hồ sơ riêng nên việc kiểm tra cũng thuận tiện hơn. Đối với các khoản chiphí phát sinh do sửa chữa hay nâng cấp TSCĐ, kiểm toán viên phải kiểm tra kỹ nội dung, bảnchất, mục đích của việc sửa chữa nâng cấp như thế nào, xem nó có đủ điều kiện ghi tăngTSCĐ hay đưa vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Đây cũng là khoản mục mà các đơn vị thườngsai sót khi kế toán hạch toán vào sổ sách.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆNCÔNG TÁC KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠICÔNG TY TNHH AAC3.1. Nhận xét chung về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty TNHH Kiểmtoán và Kế toán AAC thực hiện3.1.1. Ưu điểm:3.1.1.1. Về bộ máy quản lý, nhân sự, môi trường làm việc và cơ cấu tổ chức của công ty AAC - Trải qua hơn 18 năm xây dựng và phát triển không ngừng, công ty Kiểm toán và Kế toán AAC vẫn luôn khẳng định được thương hiệu và uy tín của mình trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán và tài chính. Có được điều đó phải kể đến vai trò của ban lãnh đạo công ty trong việc điều hành, quản lý công ty. Ban giám đốc AAC không chỉ là các kiểm toán viên giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao mà còn là các con người tận tâm với công việc và có tầm nhìn chiến lược. Từ khi thành lập đến nay, ban lãnh đạo công ty đã không ngừng tìm kiếm và mở rộng thì trường, gia tăng số lượng khách hàng cũng như tăng cường thêm các dịch vụ của công ty như tham khảo thuế, đào tạo kế toán trưởng… Các bước tiến vững chắc đó đã gây dựng được lòng tin của không chỉ các khách hàng được kiểm toán mà còn của các nhân viên trong công ty đối với sự lãnh đạo của ban giám đốc. - Bộ máy quản lý, điều hành của Công ty được tổ chức gọn nhẹ nhưng khoa học và hiệu quả. Việc sắp xếp các phòng phụ trách nghiệp vụ cụ thể tạo sự chuyên môn hoá cho các nhân viên, đem lại hiệu quả cao cho công việc. - Với một công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ như công ty AAC thì tài sản lớn nhất chính là con người. Công ty có một đội ngũ kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán năng động, có năng lực và nhiệt tình trong công việc. Đây chính là lợi thế so sánh của công ty trong bối cảnh số lượng các công ty kiểm toán không ngừng gia tăng tạo ra áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực kiểm toán. - Công ty thường xuyên cập nhật các thông tư, nghị định, chế độ mới về thuế, kế toán và kiểm toán. Định kỳ, công ty có tổ chức các buổi hội thảo để các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên có thể cập nhật kiến thức mới, đồng thời qua đó, các kiểm toán viên cũng trao đổi kinh nghiệm với nhau. - Công ty thường xuyên tạo điều kiện để các trợ lý kiểm toán viên cấp 3 đi thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, tạo điều kiện để các kiểm toán viên học thêm ngoại ngữ, để có thể tiếp xúc với các công ty nước ngoài.

- Với đặc điểm của một công ty kiểm toán là phải thường xuyên hoạt động theo nhóm, vì thế mà tinh thần đoàn kết của các nhân viên trong công ty là rất cao. Môi trường làm việc rất thân mật và gần gũi, tạo tâm lý thoải mái để giảm bớt áp lực công việc nhất là trong mùa kiểm toán khi mà cường độ làm việc được đánh giá là cao nhất.3.1.1.2. Về quy trình kiểm toán của công ty kiểm toán AAC- Trên cơ sở Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, kết hợp với các quy định hiện hành đang được áp dụng tại Việt Nam, dựa trên Quy trình kiểm toán chung do Polaris International cung cấp và chương trình kiểm toán kiễu của hiệp hội kiểm toán Việt Nam VACPA, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã xây dựng được một Quy trình kiểm toán phù hợp với thực tế của mình và cụ thể cho từng khoản mục.- Đối với khoản mục TSCĐ, các kiểm toán viên của công ty luôn nhận thức được đây là khoản mục trọng yếu nhạy cảm với các gian lận và sai sót, có ảnh hưởng lớn đến tính trung thực và hợp lý của BCTC nên công ty AAC đã xây dựng một quy trình kiểm toán TSCĐ với đầy đủ các thủ tục kiểm toán cần thiết và thoả mãn các mục tiêu kiểm toán cụ thể. Các thủ tục này có vai trò rất quan trọng, làm cơ sở cho việc kiểm tra số liệu nhằm đưa ra ý kiến chuẩn xác trên Báo cáo kiểm toán đối với công ty khách hàng.- Dựa trên quy trình đã được lập sẵn, các kiểm toán viên tiến hành thực hiện theo đúng các thủ tục và trình tự của quy trình, tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ đều được kiểm tra đầy đủ để đảm bảo rủi ro kiểm toán đối với TSCĐ là thấp nhất. Các kiểm toán viên thường đặc biệt chú trọng đến các thử nghiệm chi tiết.- Công ty AAC thiết lập bộ máy kiểm soát theo 3 cấp xét duyệt. Đầu tiên và trực tiếp nhất là trưởng đoàn kiểm toán, người tham gia và thực hiện kiểm toán cùng với các thành viên trợ lý kiểm toán, chịu trách nhiệm thực hiện kiểm toán theo chương trình và mục tiêu đã đề ra. Kế đến là Ban kiểm soát chất lượng, người chịu trách nhiệm soát xét chất lượng, nội dung công việc của đoàn kiểm toán. Và sau cùng là sự kiểm tra của Ban Giám Đốc, đảm bảo công việc kiểm toán đã được hoàn thành, báo cáo kiểm toán có chất lượng được phát hành. Việc kiểm soát chặt chẽ này đã mang lại niềm tin cũng như sự hài lòng cho khách hàng của công ty.3.1.2. Một số tồn tại:Bên cạnh các ưu điểm trên, quy trình kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán và Kếtoán AAC còn một số điểm tồn tại như sau:3.1.2.1. Về chương trình kiểm toán TSCĐ:

– Về việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là một bước công việc rất quan trọng để kiểm toánviên có được cái nhìn tổng thể về đơn vị được kiểm toán, từ đó xác định được mức rủi ro kiểmsoát nhằm thiết kế các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản phù hợp. Tuy nhiên, ởAAC, thông thường chỉ có ở các khách hàng kiểm toán năm đầu tiên thì công ty mới tiếnhành điều tra về hệ thống kiểm soát nội bộ, còn với khách hàng quen thuộc thì không. Do đó,ngoại trừ nhóm trưởng là người có kinh nghiệm thì các trợ lý kiểm toán mới vào nghề khó cóthể biết được quá trình đánh giá công tác kiểm soát nội bộ ở khách hàng như thế nào. Việc tìm hiểu được thực hiện chủ yếu bằng kỹ thuật phỏng vấn thông qua các bảng hỏiđược chuẩn bị trước, sau đó kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận về tính hiện hữu và hữu hiệu củahệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm toán viên không sử dụng các công cụ khác nên khó có thểhình dung trực quan được quy trình kiểm soát thực tế của chu trình cụ thể. Ngoài ra việc sửdụng quá nhiều các kỹ thuật phỏng vấn sẽ làm giảm độ tin cậy cho các bằng chứng thu thậpđược. – Về việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: Mặc dù các quy định về việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát được ghi khá rõ trongchương trình kiểm toán, thế nhưng các kiểm toán viên ít thực hiện các thử nghiệm kiểm soátmà đi ngay vào thử nghiệm chi tiết do phải chịu sức ép về mặt thời gian. Theo các lý thuyết vềkiểm toán thì kiểm toán viên nên thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để giảm bớt khối lượngthực hiện trong thử nghiệm cơ bản. Việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát chính là căn cứ đểkiểm toán viên có cơ sở để quyết định kích cỡ kiễu và phương pháp chọn kiễu phù hợp. – Về việc áp dụng các thủ tục phân tích: Việc áp dụng kỹ thuật phân tích ở công ty còn khá hạn chế, chủ yếu dựa vào sự xétđoán của kiểm toán viên chính và không được trình bày ra giấy làm việc. Điều này dẫn đến cáckiểm toán viên thường sử dụng khá nhiều việc kiểm tra chi tiết để đưa ra kết luận. Thủ tụcphân tích là phương tiện để kiểm toán viên có thể nhìn sơ qua các số liệu vẫn có thể nhận rađược các sai sót và gian lận mà khách hàng mắc phải, qua thủ tục phân tích, kiểm toán viêncũng có thể xem xét đến việc tăng hay giảm thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản. Cáckiểm toán viên thường bỏ qua thủ tục phân tích, điều này làm giảm tính hiệu quả của công táckiểm toán. – Về việc chọn kiễu: Ở AAC, các kiểm toán viên thường chọn kiễu theo cảm tính, tức là phương pháp chọnkiễu phi thống kê theo giá trị, các kiểm toán viên thường chú ý đến các nghiệp vụ có số tiềnlớn. Đây là phương pháp chọn kiễu không được khuyến khích trong kiểm toán hiện đại bởi vì

sai sót có thể rơi vào các nghiệp vụ có số tiền nhỏ. Mặt khác, mức sai sót có thể bỏ qua đốivới một nghiệp vụ là tùy thuộc vào xét đoán của kiểm toán viên. Rủi ro có thể xảy ra do việcchọn kiễu vì điều này phụ thuộc nhiều năng lực, kinh nghiệm của người chọn kiễu. Đối với khoản mục TSCĐ, kiểm toán viên thường tiến hành kiểm tra 100% do số lượngbiến động trong kỳ thường không lớn. – Về việc kiểm tra chi tiết – Về việc kiểm kê TSCĐ: Các công việc mà kiểm toán viên thực hiện khi tham gia kiểm kê trực tiếp với kháchhàng còn rất sơ sài và không được ghi chép lại một cách chính xác và cụ thể trên giấy tờ làmviệc. Ngoài ra, công việc kiểm toán thường diễn ra cao điểm vào thời điểm cuối năm và vàothời gian đầu của năm sau nên Đoàn kiểm toán thường không thể tham gia chứng kiến kiểm kêvới khách hàng. Do đó, kiểm toán viên thường chấp nhận biên bản kiểm kê của đơn vị màkhông đưa ra một tiêu chuẩn nào để đánh giá mức độ tin cậy của biên bản kiểm kê đó. Điềunày có thể dẫn đến rủi ro vì không biết số liệu trên biên bản kiểm kê của đơn vị có thực sựtrung thực hay không. – Về việc kiểm tra xác nhận của bên thứ 3: Thông thường các cuộc kiểm toán đều chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 3đến 4 ngày, chính vì thế nên các kiểm toán viên không có đủ thời gian để có thể gửi thư yêucầu xác nhận của bên thứ ba về các TSCĐ đi cầm cố thế chấp hay các TSCĐ cho thuê.Điều này có thể dẫn đến các sai phạm trong cơ sở dẫn liệu về sự tồn tại, sự đầy đủ và sựtrình bày khai báo.3.1.2.2. Các vấn đề khác: Mặc dù đã được quy định cụ thể nhưng vẫn có trường hợp các kiểm toán viên và trợ lýkiểm toán viên không ghi rõ quy trình thực hiện kiểm toán trong giấy tờ làm việc, điều này sẽgây khó khăn cho việc đào tạo các nhân viên mới của công ty. Các tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị, thường là chỉ năm kiểm toán đầu tiên AACmới gởi cho khách hàng. Vào các năm kiểm toán tiếp theo, phải đến khi bắt đầu thực hiệnkiểm toán thì kiểm toán viên mới yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu cần thiết. Việclàm này rất mất thời gian và không hiệu quả. Trong khi thực hiện kiểm toán, các tìm hiểu về cách kế toán cũng như một số vấn đềđặc thù của đơn vị thường được các kiểm toán viên thể hiện trên giấy làm việc trong quá trìnhthực hiện kiểm tra chi tiết. Đến năm kiểm toán tiếp sau đó, người thực hiện kiểm toán khoảnmục đó sẽ xem lại giấy làm việc của năm trước. Tuy nhiên, các kiểm toán viên này sau khi

xem xong thường sẽ không ghi lại các thông tin đó trên giấy làm việc của mình nữa. Điều nàysẽ gây khó khăn cho các kiểm toán viên năm tiếp theo khi xem lại hồ sơ làm việc. Hồ sơ kiểm toán của công ty luôn được quản lý chặt chẽ, đảm bảo tính bảo mật củathông tin khách hàng. Mỗi khoản mục được ký hiệu bởi một chữ cái nên rất tiện lợi và tiếtkiệm thời gian cho việc lưu trữ cũng như tra cứu bằng chứng kiểm toán. Trong mỗi phần hànhcủa hồ sơ kiểm toán, các giấy làm việc được sắp xếp theo thứ tự kèm theo là các bằng chứngkiểm toán cũng được đánh dấu theo thứ tự đối chiếu với các thử nghiệm kiểm toán. Tuy nhiên,kho lưu trữ hồ sơ có diện tích quá nhỏ so với khối lượng hồ sơ của công ty. Ngoài ra việc sắpxếp và cất trữ hồ sơ cũng không được thống nhất. Chính vì vậy hồ sơ rất dễ bị thất lạc và mấtthời gian trong việc tìm kiếm khi tiến hành kiểm toán.3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ của công tyTNHH Kiểm toán và Kế toán AAC- Hoàn thiện thủ tục đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng ở AAC, các kiểm toán viên thực hiện tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đốivới khoản mục TSCĐ thông qua các bảng hỏi. Nhưng nội dung của các bảng hỏi này thườngkhông đầy đủ và chủ yếu là để tìm hiểu về các chính sách kế toán mà đơn vị đang áp dụng vớiTSCĐ hơn là xem đơn vị có các thủ tục kiểm soát nào đối với khoản mục này. Có thể thiết kế một bảng hỏi theo hướng sau để tìm hiểu sâu hơn về hệ thống kiểm soátnội bộ của đơn vị đối với TSCĐ. Đối với các câu trả lời là Có, kiểm toán viên có thể yêucầu đơn vị mô tả sơ lược. Trả lời Câu hỏi Mô tả Y N N/A 1. Người chuẩn y việc mua Ví dụ: Giám đốc là người sắm, thanh lý tài sản cố định P phê chuẩn việc mua sắm, có khác với người ghi sổ hay thanh lý TSCĐ, kế toán không? phần hành TSCĐ chịu trách nhiệm ghi sổ. 2. Doanh nghiệp có thiết lập kế hoạch và dự toán ngân P sách cho việc mua sắm, bảo dưỡng tài sản cố định hay không? 3. Doanh nghiệp có quy định P Ví dụ: Việc ghi sổ nghiệp định kỳ ghi sổ không? vụ tăng, giảm được thực hiện ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 4. Doanh nghiệp có thường Ví dụ: Định kỳ cuối mỗi xuyên đối chiếu giữa sổ chi P tháng kế toán sẽ tiến hành tiết với sổ cái tài sản cố định đối chiếu giữa sổ chi tiết và hay không? sổ tổng hợp. 5. Doanh nghiệp có kiểm kê

định kỳ tài sản cố định và đối Pchiếu với sổ kế toán haykhông?6. Doanh nghiệp có theo dõi Ví dụ: Các tài sản khôngtách biệt giữa TSCĐ thuộc P thuộc quyền sở hữu củaquyền sở hữu và không thuộc đơn vị thì được theo dõiquyền sở hữu của đơn vị ngoài bảng và có ký hiệu để phân biệt.6. Các chênh lệch giữa giá dựtoán và giá thực tế có đuợc Pxét duyệt và phê chuẩn haykhông?7. Khi nhượng bán, thanh lý Ví dụ: Khi tiến hành thanhtài sản cố định đơn vị có P lý TSCĐ công ty sẽ lập hộithành lập hội đồng thanh lý đồng thanh lý có 3 thànhbao gồm các thành viên theo viên với Giám đốc làquy định hay không? trưởng ban, kế toán trưởng, một nhân viên phòng kỹ thuật.8.Có chính sách phân biệtgiữa các khoản chi sẽ ghi tăng Pnguyên giá tài sản cố định haytính vào chi phí trong niên độhay không?9. Có lập báo cáo định kỳ vềtài sản cố định không được sử Pdụng hay không?10. Hàng năm Công ty có Ví dụ: Kế toán trưởng làđăng ký khấu hao với cơ quan P người đăng ký.thuế không?11. Có quy định về việc phân Ví dụ: Đơn vị có quy địnhloại TSCĐ trong doanh P việc phân loại TSCĐ và kếnghiệp ? toán phần hành TSCĐ thực hiện theo quy định đó.12. Đơn vị có mở sổ theo dõi Ví dụ: Kế toán phần hànhchi tiết theo từng TSCĐ P TSCĐ sẽ mở sổ theo dõikhông? riêng cho từng loại tài sản.13. Tài liệu chứng nhận quyềnsở hữu của đơn vị đối với PTSCĐ có được bảo quản mộtcách cẩn thận không?Chú thích: Y: Có N: Không N/A: Không áp dụng Việc tìm hiểu theo bảng hỏi như trên sẽ giúp kiểm toán viên nhận định và đánh giáđược việc kiểm soát TSCĐ trong đơn vị diễn ra như thế nào, có chặt chẽ không, có khả năng

xảy ra sai sót ở đâu không. Từ đó sẽ thiết kế được các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơbản phù hợp nhằm giảm thiểu khối lượng công việc. Ngoài công cụ là bảng hỏi, các kiểm toán viên cũng có thể sử dụng thêm bảng tườngthuật để diễn giải bằng lời, hoặc lưu đồ để mô tả quá trình luân chuyển chứng từ trong đơn vịđối với các nghiệp vụ mua sắm hay thanh lý TSCĐ.Một số ký hiệu trong lưu đồ bao gồm: Chứng từ : Tài liệu và các báo cáo bằng giấy Ký hiệu quá trình: Mọi chức năng hoạt động, xác định hoạt động gây ra biến động về giá trị, hình thức hoặc vị trí của thông tin Ký hiệu cùng để chỉ đầu ra hoặc đầu vào, được dùng để chỉ các thông tin nhập hoặc xuất ra khỏi hệ thống Đường vận động định hướng: chỉ hướng vận động của số liệu hoặc của quá trình Lưu chứng từ Sự tham gia các bên nằm ngoài quy trình- Hoàn thiện việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát Với các thủ tục kiểm soát được đánh giá là tốt của khách hàng, kiểm toán viên cần sửdụng các thử nghiệm kiểm soát để kiểm tra tính hiện hữu và hữu hiệu của các thủ tục đó, xemthử việc thực hiện các thủ tục đó ở đơn vị diễn ra như thế nào.Với mỗi đánh giá tốt được rút ra từ bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơnvị, kiểm toán viên có thể thực hiện các thử nghiệm kiểm soát tương ứng như sau:Thủ tục kiểm soát của đơn vị Thử nghiệm kiểm soát tương ứngGiám đốc là người phê chuẩn các Chọn kiễu một số nghiệp tăng, giảmnghiệp vụ mua sắm, thanh lý TSCĐ, tài sản cố định trong năm và kiểm trakế toán phần hành TSCĐ chịu trách dấu hiệu của việc phê chuẩn cụ thể lànhiệm ghi sổ. chữ ký của Giám đốc.Việc ghi sổ các nghiệp vụ tăng, giảm Tiến hành chọn kiễu một số nghiệp vụTSCĐ được thực hiện ngay khi nghiệp và kiểm tra ngày trên chứng từ vàvụ kinh tế phát sinh. ngày ghi sổ của đơn vị.Tất cả hóa đơn mua tài sản cố định và Chọn kiễu một vài chứng từ phát sinhcác chi phí có liên quan khác đều được của tài sản và tiến hành cộng lại sốghi nhận đầy đủ và hợp lý. học.Định kỳ cuối mỗi tháng kế toán sẽ tiến Kiểm tra dấu hiệu của việc đối chiếu

hành đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổtổng hợp.Khi tiến hành thanh lý TSCĐ, công ty Tiến hành chọn kiễu một số nghiệp vụsẽ lập hội đồng thanh lý có 3 thành thanh lý TSCĐ và kiểm tra chữ ký trênviên với Giám đốc là trưởng ban, kế biên bản thanh lý.toán trưởng, một nhân viên phòng kỹthuật.Các tài sản không thuộc quyền sở KTV trực tiếp phỏng vấn người bảohữu của đơn vị thì được theo dõi ngoài quản để xem tài sản đó có được bảobảng và có ký hiệu để phân biệt. quản hay có ký hiệu riêng khôngThông qua việc thực hiện các thử nghiệm trên, kiểm toán viên sẽ đánh giá được các rủi romà đơn vị có thể gặp phải, từ đó một mặt có thể định hướng được nên thực hiện thử nghiệmchi tiết ở mức độ nào, chú trọng ở các khâu nào; mặt khác có thể đưa ra ý kiến góp ý vớikhách hàng để hoàn thiện hơn thủ tục kiểm soát nhằm hạn chế các sai sót thông qua thư quảnlý.- Hoàn thiện về thủ tục phân tích:- Đối với thủ tục phân tích TSCĐ Trong quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ, thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên đánhgiá tính hợp lý chung của xu hướng biến động tăng, giảm TSCĐ. Tùy thuộc loại hình sản xuấtkinh doanh, quy mô của đơn vị được kiểm toán, kiểm toán viên có thể linh hoạt áp dụng cácloại hình phân tích tỉ số hay so sánh ngang, so sánh dọc. Thực tế tại công ty AAC việc thựchiện các thủ tục phân tích còn rất hạn chế khi tiến hành kiểm toán các đơn vị khách hàng, tuynhiên để phát hiện sai sót và khoanh vùng các nghiệp vụ cần kiểm tra chi tiết đối với khoảnmục TSCĐ trong Bảng cân đối kế toán thì công ty có thể thực hiện một số chỉ tiêu phân tích tỷsuất như sau: - Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Là tỷ số giữa doanh thu với tổng nguyên giá tài sản cố định bình quân. Tỷ số này phản ánhkhả năng tạo ra doanh thu của TSCĐ hay là mối liên hệ giữa giá trị sổ sách với mức hoạt độngcủa TSCĐ hiện có trong đơn vị. Nếu tỷ số này giảm mạnh có thể nghi ngờ là do giá trị TSCĐđã bị ghi trội lên trong trường hợp doanh thu không tăng đáng kể. - Tính tỷ trọng của từng loại TSCĐ: Thủ tục này cho phép kiểm toán viên xác định loại TSCĐ có tỷ trọng lớn để thu thập bằngchứng kỹ hơn qua việc mở rộng các thử nghiệm chi tiết và xem xét tính hợp lý trong kết cấucủa từng loại tài sản. Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị không thay đổi thì sự thayđổi của chỉ số này có thể phản ánh việc phân loại, ghi chép không chính xác về TSCĐ - Tỷ số giữa tổng TSCĐ và vốn chủ sở hữu:

Tỷ số này phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ từ vốn chủ sở hữu. Nếu tỷ số này tăng lênđột ngột có thể dự đoán là nguyên giá các tài sản mua vào bị ghi khống lên so với thực tế vàngược lại trong trường hợp vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thay đổi không đáng kể. - Tỷ số hoàn vốn của TSCĐ: Bằng cách lấy giá trị lợi nhuận thuần chia cho tổng giá trị TSCĐ, thể hiện khả năng thu hồivốn đầu tư của TSCĐ. Nếu tỷ số này giảm có thể dự đoán nguyên giá TSCĐ mua vào trong kỳbị ghi khống và ngược lại. Qua đây ta có thể thấy được rằng tuy việc mua sắm, thanh lý TSCĐ thường có các biếnđộng lớn giữa các niên độ, nhưng việc sử dụng các thủ tục phân tích trên vẫn giúp kiểmtoán viên nhận biết các xu hướng thay đổi và xem xét tính hợp lý chung của khoản mụcTSCĐ, giúp tiết kiệm thời gian cho việc thực hiện các thử nghiệm chi tiết sau này.- Thủ tục phân tích chi phí khấu hao và hao mòn lũy kế Đối với chi phí khấu hao, các kiểm toán viên của AAC thường kiểm tra toàn bộ bằngcách cho chạy công thức trên phần mềm Excel. Nhưng cách làm này chỉ áp dụng được đối vớicác đơn vị xuất được số liệu trên excel, còn đối với các trường hợp không xuất được thìkiểm toán viên chỉ có thể chọn kiễu để kiểm tra thử. Nếu sử dụng thủ tục phân tích trong cáctrường hợp này, kiểm toán viên có thể kiểm tra được tính hợp lý trong các thay đổi của chiphí khấu hao của đơn vị.Một số tỷ suất mà các kiểm toán viên có thể áp dụng là: - Tỷ lệ % giữa chi phí khấu hao năm hiện tại với chi phí khấu hao năm trước: Tỷ lệ này cho biết sự thay đổi hay sự biến động của chi phí khấu hao so với năm trước, tuỳvào mức biến động của nguyên giá, về phương pháp tính khấu hao để kết luận về tính hợp lýcủa sự biến động này. Chẳng hạn như, nếu mức khấu hao năm nay giảm so với năm trước thìkiểm toán viên phải kiểm tra các TSCĐ giảm trong kỳ. Nếu các TSCĐ giảm trong kỳ khônglớn mà tỷ lệ khấu hao lại giảm mạnh thì có nghĩa là trong kỳ đơn vị đã thay đổi phương pháptính khấu hao. Khi đó, kiểm toán viên có thể kiểm tra xem việc thay đổi này có hợp lý và phùhợp với quy định hiện hành không. - Tỷ lệ % của TSCĐ năm nay /TSCĐ năm trước (theo từng loại): Sự tăng lên của tỷ lệ này có thể so sánh với sự tăng lên của chi phí khấu hao và ngược lại. Kết quả phân tích của các chỉ số trên cho phép kiểm toán viên xem xét tính hợp lý chungtrong các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ, các biến động bất thường, các chỉ tiêu không hợp lýsẽ là các chỉ dẫn hữu hiệu để kiểm toán viên kiểm tra sâu hơn thông qua việc thực hiện cácthử nghiệm chi tiết.

– Hoàn thiện việc kiểm tra chi tiết v Đối với việc kiểm kê TSCĐ: Trên phương diện kiểm toán BCTC, việc chứng kiến quá trình kiểm kê của kiểm toán viênlà một thủ tục rất hữu hiệu và quan trọng, có thể cung cấp các bằng chứng đáng tin cậy vềcác mục tiêu đảm bảo sự hiện hữu, đầy đủ và đánh giá đối với TSCĐ. Tuy nhiên, ở AAC, việckiểm toán lại thường diễn ra sau khi các đơn vị đã hoàn tất quá trình kiểm kê vào cuối năm.Do đó, kiểm toán viên thường chấp nhận biên bản kiểm kê của đơn vị mà không có sự đánhgiá lại tính hợp lý và chính xác của biên bản đó. Điều này có thể dẫn đến các rủi ro là nhiềukhi TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, hay một số tài sản không có tại đơn vị. Vìvậy, kiểm toán viên cần đánh giá lại quy trình kiểm kê của đơn vị để xem liệu rằng đơn vị cótiến hành kiểm kê một cách bài bản không từ đó đưa ra ý kiến về biên bản kiểm kê, nếu biênbản kiểm kê không thỏa mãn được thì KTV sẽ ghi ý kiến loại trừ trong báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên có thể thực hiện một số công việc như sau để đánh giá chất lượng của biênbản kiểm kê của đơn vị: – Phỏng vấn xem đơn vị có lập văn bản hướng dẫn kiểm kê TSCĐ, phân công trách nhiệm cụ thể và chuyển đến cho các người tham gia kiểm kê không? – Phỏng vấn xem đơn vị có quyết định thành lập hội đồng kiểm kê TSCĐ không? Nếu có yêu cầu đơn vị cung cấp để kiểm tra và lưu vào hồ sơ kiểm toán. – Phỏng vấn xem trước khi kiểm kê kế toán và bộ phận quản lý sử dụng tài sản có đối chiếu và chốt số liệu về mặt lượng của các TSCĐ. Nếu có kiểm toán viên phải kiểm tra dấu hiệu của việc đối chiếu này. – Phỏng vấn cá nhân tham gia kiểm kê đồng thời xem chữ ký trên biên bản kiểm kê để xem liệu rằng tổ kiểm kê của đơn vị có độc lập với bộ phận quản lý TSCĐ không? Ngoài ra, kiểm toán viên còn có thể áp dụng thêm một số thủ tục như sau: – Thoả thuận với khách hàng để kiểm kê các tài sản có giá trị lớn. – Chọn kiễu kiểm kê khi tiến hành kiểm toán với một số TSCĐ mà Kiểm toán viên xét thấy khả năng hiện hữu của nó là thấp. – Tiến hành kiểm tra khoản mục 811 “chi phí khác” để phát hiện ra các tài sản cố định đã được thanh lý mà vẫn còn được theo dõi tại đơn vị. v Đối với thủ tục gửi thư và kiểm tra xác nhận của bên thứ 3 Đối với TSCĐ, việc xác nhận thông tin về TSCĐ từ bên thứ ba là rất cần thiết với cácdoanh nghiệp có TSCĐ đem đi thế chấp, cầm cố hay cho thuê. Tuy nhiên có thể do sức ép vềmặt thời gian nên trong quá trình kiểm toán TSCĐ thì các kiểm toán viên của AAC chỉ tiếnhành kiểm tra các giấy tờ liên quan đến các khoản vay có thế chấp bằng TSCĐ và phô tô lại

hợp đồng đi vay, đi thuê làm bằng chứng kiểm toán chứ chưa tiến hành gửi thư xác nhận tớicác bên có liên quan về các TSCĐ đem đi cầm cố, thế chấp cho thuê. Việc này có thể ảnhhưởng tới nhiều cơ sở dẫn liệu như: sự tồn tại, quyền và nghĩa vụ, sự đầy đủ…cho nên nó sẽảnh hưởng tới chất lượng của cuộc kiểm toán. Trong các trường hợp này, để xác minh về tính hiện hữu hay quyền sở hữu của đơn vịvới các TSCĐ không có tại thời điểm kiểm kê thì kiểm toán viên có thể thực hiện các côngviệc sau: – Yêu cầu đơn vị lập Giấy xác nhận đối với TSCĐ cho thuê và kiểm toán viên sẽ gửi tới đơn vị đi thuê để xác nhận về sự tồn tại của tài sản này – Phỏng vấn các nhân viên có liên quan về các TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của đơn vị. – Thông thường thì các đơn vị chỉ yêu cầu ngân hàng của mình xác nhận đối với các khoản: tiền gửi, tiền vay, tiền ký quỹ.. trong khi đối với các hợp đồng dài hạn doanh nghiệp thường đem TSCĐ đi thế chấp cho các khoản vay này, cho nên các kiểm toán viên cũng phải tiến hành gửi thư xác nhận tới ngân hàng về chi tiết các TSCĐ đang bị thế chấp, tiến hành kiểm tra các xác nhận kết hợp với việc kiểm tra các hợp đồng tín dụng liên quan để có thể thu thập được các bằng chứng đáng tin cậy nhất cho cuộc kiểm toán của mình. v Đối với việc kiểm tra chi tiết về mức trích khấu hao Khi thực hiện thử nghiệm chi tiết đối với khấu hao, KTV thường tính toán lại mức khấuhao của tất cả TSCĐ rồi đối chiếu với số liệu đơn vị. Việc làm này mang lại tính chính xác caotuy nhiên sẽ không hợp lý nếu Kiểm toán viên bị hạn chế về mặt thời gian, và khi đơn vịkhông xuất được số liệu trên máy. Vì vậy, Kiểm toán viên có thể sử dụng phương pháp ướctính giá trị khấu hao bình quân như sau:Nội dung Nguyên TSCĐ TSCĐ NGTSCĐ Tỷ lệ Khấu hao trong Chênh giá ĐN tăng bq giảm bq bình quân khấu năm lệch năm năm tính KH hao bq Số đv Số KTNhà cửa,vật kiếntrúcMáy mócthiết bịPhươngtiện vân tảiDụng cụquản lýTSCĐ khácTổng cộng

Cách tính các chỉ tiêu trên:

– Cột nguyên giá đầu năm: lấy theo số liệu trên sổ chi tiết TSCĐ theo từng nhóm tài sản (không tính các tài sản đã khấu hao hết). – Cột TSCĐ tăng bình quân trong năm: tính theo nhóm TSCĐ ∑ NGi x T/12 Với NGi : nguyên giá TSCĐ thứ i tăng trong năm T : số tháng sử dụng TSCĐ thứ i trong năm – Cột TSCĐ giảm bình quân trong năm: tính theo nhóm TSCĐ ∑ NGi x T/12 Với NGi : nguyên giá TSCĐ thứ i giảm trong năm. T : số tháng không sử dụng TSCĐ thứ i trong năm. – Tỷ lệ khấu hao bình quân theo nhóm TSCĐ: được xác định theo nhóm TSCĐ và được lấy ở sổ chi tiết TSCĐ theo nhóm. – Cột khấu hao trong năm (số kiểm toán): NGTSCĐ x Tỷ lệ khấu hao bình quân tính KH bình quân v Đối với việc sử dụng phần mềm trong kiểm toán Kiểm toán là một loại hình hoạt động mà khối lượng thông tin cần xử lý là rất lớn. Điều quantrọng là kiểm toán viên cần phải rút ra được các đặc trưng cơ bản của dữ liệu thông tin tàichính và đi đến kết luận về BCTC, về hoạt động sản xuất kinh doanh, về việc quản lý tài chính,và hiệu quả của việc sử dụng nguồn NSNN của một tổ chức, một doanh nghiệp. Với mộtchương trình được cài đặt sẵn, máy tính sẽ thực hiện các thao tác kiểm tra, tính toán, lọc dữliệu một cách nhanh chóng và cho kết quả một cách chính xác. Các phương pháp biểu diễn số liệu như biểu đồ, đồ thị, hàm số… một cách nhanh chóngtrên máy tính sẽ giúp kiểm toán viên nhìn rõ một cách trực quan các xu thế của dữ liệu thôngtin, các điểm bất thường của quá trình hoạt động tài chính của doanh nghiệp từ đó địnhhướng kiểm toán một cách chính xác và rút bớt được thời gian kiểm toán. Các công ty kiểm toán quốc tế lớn đều đã tự thiết kế và phát triển phần mềm kiểm toándùng trong mạng lưới hãng thành viên của mình nhằm tạo ra và quản lý các chương trình kiểmtoán. Tuy nhiên, đối với công ty kiểm toán quy mô nhỏ thì việc tự tạo ra các phần mềm tươngđương là rất khó khăn. Trong khi đó, các công ty kiểm toán lớn coi phần mềm của họ là tài sảnriêng và không trao quyền sử dụng ra ngoài công ty. Trên thị trường có bán phần mềm, nhưngchất lượng không cao bằng phần mềm của các công ty kiểm toán này.

Phần mềm chứa một thư viện kiễu gồm các quy trình chuẩn, các biểu kiễu báo cáo chuẩn,phương pháp kiểm toán và các văn bản pháp quy liên quan đến kiểm toán BCTC. Điển hình củaloại phần mềm này có thể kể đến TEAMMATE của PriceWater House-Coopers; AS2 (AuditSystems 2) của Deloitte Touche Tohmatsu. Hay phần mềm hỗ trợ cho kiểm toán viên trong việctập hợp các bằng chứng kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán. Điển hình cho loại phần mềm này cóthể kể đến IDEA của CaseWare, ACL for windows của ACL Ltd. Ở công ty AAC cũng như các công ty kiểm toán lớn khác của Việt Nam đã có phần mềmriêng tuy nhiên việc sử dụng phần mềm khi tiến hành kiểm toán tại các đơn vị còn rất hạn chế,chủ yếu là để hỗ trợ cho quá trình lập báo cáo. Vì vậy, với sự phát triển ngày càng cao của côngty cùng với sự gia tăng về số lượng khách hàng, AAC nên sử dụng phần mềm khi tiến hành trựctiếp kiểm toán tại các đơn vị khách hàng nhằm tiết kiệm thời gian cũng như chi phí và nâng caođộ chính xác, hiệu quả của cuộc kiểm toán.- Một số vấn đề khác – Công ty cần yêu cầu kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán ghi đầy đủ các quy trình thựchiện trên giấy tờ làm việc một cách cụ thể hơn để người đọc có thể dễ dàng hình dung ra côngviệc thực hiện của kiểm toán, và tiện cho việc đào tạo nhân viên mới. – Trước mỗi cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải liên lạc trước với khách hàng và gửidanh sách các tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị để đảm bảo tính kịp thời trong quá trìnhkiểm toán. – Đối với các tìm hiểu về cách kế toán cũng như các đặc điểm đặc thù của kháchhàng, nếu đã được thể hiện trên giấy làm việc của năm trước thì sau khi xem xong, kiểm toánviên cần ghi lại vào giấy làm việc hoặc photo một bản giấy làm việc năm trước để lưu cùngvào hồ sơ làm việc năm nay. – Công ty có thể đưa ra quy định về việc sắp xếp và lưu trữ hồ sơ sao cho hợp lý vàkhoa học để tránh tình trạng thất lạc hoặc mất thời gian cho việc tìm hồ sơ trước mỗi cuộckiểm toán. Có thể phân loại hồ sơ theo loại hình kinh doanh của khách hàng để cất trữ (Dịchvụ, xây dựng, bưu điện, viễn thông, sản xuất…), hoặc phân loại theo mã tỉnh của mỗi kháchhàng.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.

Kết luận Trong các năm qua, nền kinh tế thế giới không ngừng biến động với các cuộckhủng hoảng lớn được châm ngòi từ việc sụp đổ một loạt hệ thống các ngân hàng ở Mỹ.

Cuộckhủng hoảng này đã lan rộng ra toàn cầu, ảnh hưởng tới nhiều quốc gia trên thế giới trong đócó cả Việt Nam.

Điều này đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh các doanh nghiệp, các nhàđầu tư cần chú ý hơn nữa đến các thông tin tài chính trong doanh nghiệp.

Chính vì vậy,hoạt động kiểm toán với chức năng là bày tỏ ý kiến về tính trung thực và hợp lý của các báocáo tài chính ngày càng được chú trọng. Nằm trong xu thế đó, sau hơn 18 năm xây dựng và phát triển không ngừng, công tyTNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã tạo dựng được thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường kiểm toán trong nước, đặc biệt là ở khu vực miền trung và tây nguyên.

Với đội ngũ kiểm toán viên trẻ năng động, nhiệt tình và có năng lực, công ty đã tạo ra một lợi thế so sánhtrong bối cảnh số lượng các công ty kiểm toán ngày càng nhiều làm gia tăng sức ép cạnh tranh lên thị trường kiểm toán. Dưới sự dẫn dắt của ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm trong chuyênmôn, tận tâm với sự phát triển chung của ngành kiểm toán, cùng với tầm nhìn chiến lược dàihạn, AAC đã không ngừng cải thiện hình ảnh của mình, xứng đáng là một thành viên của hãngkiểm toán Polaris International.

Tài sản cố định là một khoản mục lớn, mang tính trọng yếu và chiếm tỷ trọng cao trong Tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệpsản xuất công nghiệp nặng, các đơn vị vận tải, khai thác dầu khí…

Vì vậy, quy trình kiểm toánTSCĐ phải không ngừng được xây dựng và hoàn thiện. Việc hoàn thiện qui trình phải đượcthực hiện một cách đồng bộ, có kế hoạch cụ thể từ việc xây dựng qui trình, thực hiện và soát xét kết quả kiểm toán cho đến việc nâng cao chất lượng, trình độ của kiểm toán viên, chuyênmôn hóa và tin học hóa chương trình kiểm toán. Qua thời gian thực tập ở công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, người viết đã cócơ hội được tìm hiểu thực tế kiểm toán của công ty tại các đơn vị khách hàng. Từ đó đã họchỏi thêm được rất nhiều điều bổ ích không chỉ về kiến thức chuyên môn, về quy trình kiểmtoán TSCĐ và chi phí khấu hao mà còn là các kĩ năng mềm khác như kĩ năng giao tiếp với

khách hàng, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng diễn đạt và trình bày ý kiến … Đó thực sự làcác bài học quý báu trên bước khởi đầu của con đường đi vào thực tế của mỗi sinh viên. Sau khi tìm hiểu thực tế của quy trình kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao của công ty AAC, dựa trên các kiến thức được trang bị trong nhà trường, người viết đã đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán này. Một số giải pháp mà đề tài đưa ra là hoàn thiệnvề việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, hoàn thiện về thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phântích và đặc biệt là giải pháp để đánh giá độ tin cậy của các biên bản kiểm kê của khách hàngtrong trường hợp kiểm toán viên không có điều kiện tham gia chứng kiến kiểm kê. Tuy nhiên,người viết vẫn chưa nêu ra được một giải pháp thực sự hiệu quả cho việc làm thế nào để thựchiện đủ quy trình kiểm toán trong giới hạn về thời gian của một cuộc kiểm toán là từ 3 đến 4ngày. 2.

Kiến nghị Hiện tại, do trình độ lý luận cũng như hiểu biết thực tế của người viết còn hạn chế nêncác đề xuất đưa ra có thể còn nhiều điểm chưa hợp lý và tính thực tế chưa cao. Người viết hi vọng có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này và mong nhận được sự đóng góp củagiáo viên hướng dẫn cũng như của các anh chị trong công ty để đề tài ngày càng được hoànthiện hơn. Trong tương lai, nếu tiếp tục nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu quy trình kiểm toán TSCĐvà chi phí khấu hao của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC”, người viết sẽ tập trungnghiên cứu việc áp dụng quy trình kiểm toán này tại nhiều đơn vị khách hàng, bởi với nhiềuđối tượng thì giải pháp đưa ra sẽ mang tính tổng thể cao, góp phần hoàn thiện hơn quy trìnhkiểm toán TSCĐ của công ty.

Hotline: 0966.981.027 - 0988 316 291 - 0868 159 027